Bảo lãnh thanh toán là gì? Quy trình bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng
Mục lục [Ẩn]
Bảo lãnh thanh toán là gì?
Bảo lãnh thanh toán là một trong những biện pháp bảo lãnh phổ biến trong lĩnh vực dân sự, thương mại.
Khái niệm của bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán trong tiếng anh là Payment Guarantee, đây là thuật ngữ chỉ một hình thức bảo lãnh mà bên bảo lãnh đứng ra đảm bảo thực hiện việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo thỏa thuận trong một hợp đồng cụ thể, đồng thời cam kết chịu trách nhiệm thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là hình thức bảo lãnh thanh toán mà trong đó, ngân hàng là bên đứng ra cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Đây là một trong những hình thức bảo lãnh ngân hàng được Nhà nước cho phép, thuộc hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Đặc điểm của bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán mang đầy đủ các đặc điểm của bảo lãnh dân sự, cụ thể như sau:
- Quan hệ trong bảo lãnh thanh toán là quan hệ ba bên, gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Mối quan hệ giữa ba bên như sau:
- Bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ): Là bên phải thực hiện một nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trước đó
- Bên nhận bảo lãnh: Là bên có quyền trong hợp đồng, thỏa thuận trước đó với bên được bảo lãnh. Khi tham gia vào thỏa thuận bảo lãnh thanh toán, quyền lợi của bên nhận bảo lãnh vẫn được đáp ứng theo đúng thỏa thuận
- Bên bảo lãnh: Hay còn gọi là bên thứ ba, có trách nhiệm thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh
- Giao dịch bảo lãnh được xem là một trong những giao dịch dân sự, trong trường hợp được thực hiện bởi ngân hàng thì mang đầy đủ bản chất của giao dịch thương mại.
- Thỏa thuận về bảo lãnh thanh toán phải được thể hiện bằng văn bản, đây là hợp đồng phụ với hợp đồng chính.
- Chủ thể bảo lãnh thanh toán không bắt buộc phải là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác, trong trường hợp chủ thể tham gia là một trong hai tổ chức trên thì bảo lãnh thanh toán mang các đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. Khi đó ngân hàng không chỉ tham gia với tư cách là bên bảo lãnh mà còn có thêm tư cách kinh doanh.
Bảo lãnh thanh toán là quan hệ ba bên
Các loại bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:
* Căn cứ vào chủ thể tham gia bảo lãnh có:
- Bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng
- Bảo lãnh thanh toán không qua ngân hàng
* Căn cứ vào đối tượng có:
- Bảo lãnh thanh toán hợp đồng thương mại
- Bảo lãnh thanh toán hợp đồng xây dựng
- Bảo lãnh thanh toán trái phiếu
* Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh có:
- Bảo lãnh thanh toán nội địa
- Bảo lãnh thanh toán quốc tế
* Căn cứ vào hình thức bảo lãnh có:
- Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện
- Bảo lãnh thanh toán có điều kiện
* Một số loại khác như:
- Bảo lãnh thanh toán thuế xuất, nhập khẩu
- Bảo lãnh thanh toán chứng khoán
- ….
Thư bảo lãnh thanh toán là gì?
Chứng thư bảo lãnh thanh toán hay thư bảo lãnh thanh toán là văn bản được phát hành bởi ngân hàng cho khách hàng, trong đó cam kết rõ về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng trong trường hợp đơn vị này không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh.
Thư bảo lãnh thanh toán phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin của các bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh (tên, địa chỉ) gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh
- Ngày phát hành thư bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Thời hiệu của thư bảo lãnh
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh
- Biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán
- Các nội dung khác mà các bên đã thỏa thuận…
Một mẫu thư bảo lãnh thanh toán
Quy định chung về bảo lãnh thanh toán
Quy định về bảo lãnh thanh toán được áp dụng tương tự như với bảo lãnh dân sự, đồng thời trong trường hợp chủ thể bảo lãnh là ngân hàng thì áp dụng theo các quy định trong Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng. Một số quy định chung về bảo lãnh thanh toán là:
- Bên bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ này có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng thương mại, tùy vào thỏa thuận của các bên
- Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị được ghi trên chứng từ, không phân biệt lãi suất, tiền phạt hay giá trị bồi thường…
- Nếu hợp đồng thương mại có nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì thỏa thuận bảo lãnh chấm dứt. Trong trường hợp đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thì cam kết bảo lãnh thanh toán không bị chấm dứt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng
Bảo lãnh thanh toán không bắt buộc phải thực hiện tại ngân hàng nhưng các doanh nghiệp luôn lựa chọn dịch vụ này của ngân hàng bởi nó uy tín và dễ nhận được sự tin tưởng từ các doanh nghiệp, giúp tăng độ tin cậy trong các hợp đồng lớn hay giao dịch quan trọng.
Ngân hàng nào có hình thức bảo lãnh thanh toán?
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có bảo lãnh thanh toán bởi bảo lãnh thanh toán là một trong những loại bảo lãnh ngân hàng. Bạn có thể tham khảo dịch vụ bảo lãnh thanh toán tại một số ngân hàng như:
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng Vietbank
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng SHB
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng BIDV
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng Agribank
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB)
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng VIB
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng Liên Việt Post Bank
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng HSBC
- …
Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng
Để sử dụng dịch vụ bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng, khách hàng có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Các bên có nhu cầu về cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng đề nghị mở bảo lãnh tại ngân hàng
- Bước 2: Bên được bảo lãnh cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh. Tùy vào từng ngân hàng mà các giấy tờ cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau, thế nhưng về cơ bản gồm các loại sau:
- Đơn đề nghị mở bảo lãnh (theo mẫu của ngân hàng phát hành)
- Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
- Hồ sơ tài chính
- Giấy chứng nhận, tài liệu về tài sản đảm bảo
- Hợp đồng thương mại giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
- Một số tài liệu khác theo yêu cầu của từng ngân hàng
- Bước 3: Hồ sơ của khách hàng sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận thẩm định hồ sơ. Một số yếu tố có thể ảnh đến quá trình thẩm định hồ sơ gồm tính khả thi của dự án, tính đúng sai về mặt pháp lý, năng lực thực hiện hợp đồng, tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của các bên
- Bước 4: Ngân hàng thông báo cho khách hàng về kết quả của hồ sơ mở bảo lãnh. Trong trường hợp được phê duyệt, ngân hàng sẽ cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận về bảo lãnh giữa các bên (có thể là hợp đồng hai bên hoặc hoặc đồng ba bên)
- Bước 5: Nếu sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra (bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại), bên nhận bảo lãnh nộp hồ sơ yêu cầu thanh toán gửi đến ngân hàng
- Bước 6: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay thế cho bên được bảo lãnh
- Bước 7: Ngân hàng thông báo cho bên được bảo lãnh để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản phí theo thỏa thuận
Phí bảo lãnh thanh toán
Khi thực hiện bảo lãnh thanh toán, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu hạch toán ghi nợ số tiền mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh thanh toán.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì phí bảo lãnh sẽ do ngân hàng, tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng. Bởi vậy mà mức phí do mỗi ngân hàng phát hành là không giống nhau và có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Toàn bộ các khoản phí bảo lãnh sẽ được thông báo cụ thể với khách hàng tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh thanh toán.
Phí bảo lãnh thanh toán thường được xác định dựa vào công thức sau:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh x Tỷ lệ phí x Thời gian bảo lãnh
trong đó:
- Số tiền bảo lãnh: Là khoản tiền được ghi nhận trong hợp đồng bảo lãnh thanh toán, là số tiền mà ngân hàng/tổ chức tín dụng khác phải trả thay cho bên được bảo lãnh theo cam kết
- Tỷ lệ phí: Do từng ngân hàng quy định
Ví dụ mức phí bảo lãnh thanh toán tại một số ngân hàng như sau:
Đơn vị: VNĐ
Loại phí |
Ngân hàng SHB |
Ngân hàng Nam A Bank |
Ngân hàng TPBank |
|
Phần có tài sản đảm bảo |
Ký quỹ không hưởng lãi |
Miễn phí |
0,07%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 300.000) |
0,05%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 300.000) |
- Ký quỹ có hưởng lãi - Tài khoản tiền gửi/giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành |
0,07%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 150.000) |
0,10%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 350.000) |
0,1%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 300.000) |
|
Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn/giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành được chấp nhận |
0,13%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 200.000) |
0,13%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 400.000) |
0,13%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 400.000) |
|
Bất động sản |
0,15%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 200.000) |
0,13%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 400.000) |
0,16%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 500.000) |
|
Tài sản khác |
0,17%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 250.000) |
0,18%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 450.000) |
0,16%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 500.000) |
|
Phần không có tài sản bảo đảm |
0,2%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 500.000) |
0,22%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 500.000) |
0,21%/tháng x số tiền bảo lãnh (Tối thiểu 600.000) |
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bảo lãnh thanh toán là gì. Đây là một trong những biện pháp bảo đảm quan trọng khi tham gia vào các hợp đồng kinh tế quan trọng, tăng sự tin tưởng và giữa các bên trong quan hệ kinh tế.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất