avatart

khach

icon

Dự trữ bắt buộc là gì? Dự trữ bắt buộc có vai trò thế nào đối với nền kinh tế?

Thị trường tài chính

- 26/07/2022

0

Thị trường tài chính

26/07/2022

0

Dự trữ bắt buộc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và kiểm soát nguồn tiền của các ngân hàng thương mại. Đây là một trong những biện pháp kiểm soát cung tiền hữu ích của Ngân hàng Trung ương. Vậy dự trữ bắt buộc là gì? Làm cách nào để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Mục lục [Ẩn]

Dự trữ bắt buộc là gì?

Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements) là số tiền mà tổ chức tín dụng bắt buộc phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để làm dự trữ (theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2019/TT-NHNN). Các ngân hàng thương mại và một số tổ chức tín dụng sẽ phải gửi tiền dự trữ bắt buộc vào một tài khoản lưu trữ đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Đối với mỗi loại tiền gửi và kỳ hạn khác nhau thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ khác nhau.

Tiền gửi dự trữ bắt buộc không chỉ bao gồm đồng Việt Nam mà còn bao gồm cả ngoại tệ. Các loại tiền được sử dụng để làm tiền gửi dự trữ bắt buộc gồm có:

Tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Việt Nam

Tiền gửi dự trữ bắt buộc bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ

Đặc điểm của dự trữ bắt buộc

  • Dự trữ bắt buộc là một trong ba công cụ hữu ích của chính sách tiền tệ, bên cạnh lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.
  • Dự trữ bắt buộc có tính chất áp đặt trực tiếp, tất cả các tổ chức tín dụng thuộc đối tượng áp dụng đều bắt buộc phải thực hiện.

Nguyên tắc duy trì dự trữ bắt buộc

Các tổ chức tín dụng phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước theo nguyên tắc sau: Số dư bình quân tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm tại Sở Giao dịch và các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc không thấp hơn dự trữ bắt buộc của kỳ đó. (Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 30/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Cách tính lượng tiền dự trữ bắt buộc

Số tiền dự trữ bắt buộc sẽ được Ngân hàng Nhà nước quyết định dựa trên công thức tính cụ thể như sau:

DTBB = ∑ (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)

trong đó:

  • DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
  • Tỷ lệ DTBBi: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
  • HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc

Công thức để xác định số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi như sau:

Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i (HĐi) = (Tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i cuối mỗi ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc) : (số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc)

Mức dự trữ thực tế được xác định bằng tổng số dư tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước cuối mỗi ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc chia cho số ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định về tỷ lệ % trên tổng số tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc, được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi có thể khác nhau, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sao cho phù hợp với chính sách tiền tệ của từng thời kỳ.

Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền cũng sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ

Các tổ chức nào không cần thực hiện dự trữ bắt buộc?

Dự trữ bắt buộc là nghĩa vụ mà các tổ chức tín dụng phải thực hiện, thế nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc bao gồm:

  • Các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng được quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt
  • Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng khai trương hoạt động
  • Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể, có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền: Không thực hiện dự trữ bắt buộc kể từ tháng tiếp theo được chấp thuận giải thể, có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép 

Vai trò của dự trữ bắt buộc đối với thị trường

Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quản lý tiền tệ quan trọng của ngân hàng, có nhiều tác động đến thị trường tài chính.

Thứ nhất, dự trữ bắt buộc góp phần đảm bảo tình trạng hoạt động các ngân hàng

Việc đưa ra quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tăng khả năng ứng phó khi gặp các vấn đề bất ngờ. Trong trường hợp rơi vào khủng hoảng, ngân hàng cũng có thể sử dụng số số tiền này để giải quyết các vấn đề

Thứ hai, dự trữ bắt buộc góp phần điều chỉnh và kiểm soát cung tiền

Để hạn chế việc các ngân hàng thương mại tạo tiền từ những khoản tiền gửi ban đầu, hạn chế bội số tín dụng tăng lên, Ngân hàng trung ương sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại trích ra một phần tiền vào nộp vào ngân hàng mà không được hưởng lãi, khống chế khả năng tạo tiền.

Thứ ba, dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lãi suất của ngân hàng

Số tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại sẽ không được tính lãi, do đó không đem đến doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng, đặc biệt nếu tỷ lệ dự trữ càng cao còn có thể ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng.

Do đó xu hướng của các ngân hàng thường là tăng lãi suất cho vay để bù lại phần chênh lệch tạo ra bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Thứ tư, dự trữ bắt buộc góp phần điều chỉnh và kiểm soát tình trạng lạm phát

Dự trữ bắt buộc luôn được xem là công cụ hữu ích giúp điều chỉnh lạm phát của ngân hàng trung ương. Khi lạm phát xảy ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên với mục đích làm giảm cung tiền để và tăng lãi suất, điều này sẽ khiến cho tổng cầu giảm, từ đó làm giảm lạm phát. Ở chiều ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ giảm thì cung tiền tăng, lãi suất cho vay giảm mạnh, lạm phát có xu hướng trở lại và tăng lên.

Thứ năm, dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những biện pháp của chính sách tiền tệ, do đó có tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán theo chiều tỷ lệ nghịch. Cụ thể nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên thì thị trường chứng khoán có suy hướng giảm và ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm thì thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc, tăng mạnh.

Dự trữ bắt buộc ở Việt Nam hiện nay

Có nhiều tác động quan trọng đến thị trường nên dự trữ bắt buộc là một trong những nội dung hàng đầu mà các ngân hàng và giới đầu tư trong nước quan tâm.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2022

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở nước ta được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay tỷ lệ này vẫn đang được áp dụng theo Quyết định số 1158/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 29/5/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2018.

Loại Tổ chức tín dụng

Tiền gửi VNĐ

Tiền gửi ngoại tệ

Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Tiền gửi của tổ chức tín dụng ở nước ngoài

Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

0%

0%

0%

0%

0%

Ngân hàng chính sách

Theo quy định của Chính phủ

Theo quy định của Chính phủ

Theo quy định của Chính phủ

Theo quy định của Chính phủ

Theo quy định của Chính phủ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng hợp tác xã

3%

1%

1%

7%

5%

Tổ chức tín dụng khác

3%

1%

1%

8%

6%

Lãi suất dự trữ bắt buộc 2022

Mức lãi suất áp dụng cho tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay đang được áp dụng theo Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2021, cụ thể như sau:

Loại tiền gửi

Mức lãi suất

Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam

0,5%/năm

Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

0%/năm

Tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam

0%/năm

Tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

0%/năm

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu thông tin về dự trữ bắt buộc là gì? Đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia, có tác động lớn đến nền kinh tế, bởi vậy mà các tổ chức tín dụng cần quan tâm để thực hiện đúng các quy định pháp luật. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật nhanh chóng và đầy đủ nhất thông tin về dự trữ bắt buộc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *