Tầm quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu trong xã hội
Mục lục [Ẩn]
Chuỗi giá trị toàn cầu là gì?
"Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng".
Khái niệm này do hai nhà khoa học Mỹ Raphael Kaplinsky và Mike Morris đưa ra (dựa trên quan điểm của Michael Porter) vào năm 2002.
Trong tiếng Anh, chuỗi giá trị toàn cầu được gọi là Global value chain.
Chuỗi giá trị toàn cầu
Bản chất chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị toàn cầu được tạo ra nhờ sự tham gia đa dạng của nhiều đối tác trên toàn cầu, tìm đến nhau để cùng phát triển. Từ đó, dàn đều sự phân công lao động quốc tế. Có thể hiểu đơn giản là bất cứ doanh nghiệp nào tham gia sản xuất một sản phẩm xuất khẩu thì đều được coi là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chuỗi giá trị toàn cầu mang đến ý nghĩa về sản xuất và tiêu dùng quốc tế, chủ động khai thác những nhu cầu khác nhau của thị trường. Từ đó, giúp khách hàng nước ngoài tiếp cận được với những sản phẩm nội địa và những sản phẩm nhập khẩu, mang đến sự cạnh tranh lành mạnh.
Khi tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng quốc tế sẽ biết vị trí của mình ở đâu trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch và chiến lược riêng để phát triển tốt hơn.
Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị toàn cầu được phân chia làm 2 loại: Chuỗi giá trị ngắn và chuỗi giá trị dài:
- Chuỗi giá trị ngắn hạn trải qua các khâu khai thác - sơ chế - thương mại - tiêu thụ. Chuỗi ngắn hạn phù hợp với các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến.
- Chuỗi giá trị dài hạn trải qua nhiều khâu và công đoạn hơn, gồm có: nghiên cứu phát triển – vệ tinh chế tạo – sản xuất và lắp ráp – marketing – phân phối – tiêu thụ. Chuỗi dài hạn thích hợp với các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm công nghệ cao.
Chuỗi giá trị toàn cầu quan trọng như thế nào?
Chuỗi giá trị toàn cầu xuất hiện đã đánh dấu tầm quan trọng của mình đối với xã hội:
Những cơ hội hợp tác mở rộng thị trường
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là bạn có thêm cơ hội được hợp tác, hỗ trợ để tạo ra những giá trị chung tốt đẹp. Nếu như trước đây, mỗi doanh nghiệp đều có quá trình sản xuất riêng đầy đủ các khâu và làm hạn chế khả năng nhận được lợi nhuận lớn nhất, thì hiện tại khi doanh nghiệp cùng tham gia vào chuỗi, sự cộng hưởng sẽ đem lại giá trị lớn hơn.
Khi thị trường sản xuất và kinh doanh được mở rộng sẽ mang đến những sản phẩm tốt hơn, đồng thời khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận với hàng hoá hơn, tận hưởng cuộc sống thuận tiện, đầy đủ. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sáng kiến về dịch vụ và sản phẩm, tạo ra nhiều hướng đi mới trong kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế chung.
Tạo cơ hội cho những đối tượng tiềm năng
Chuỗi giá trị toàn cầu có không gian rộng, tạo cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp tiềm năng, linh hoạt phân chia tổ chức phù hợp với điểm mạnh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Với quan hệ hợp tác, doanh nghiệp tìm ra khâu mình làm tốt nhất và mang đến giá trị lớn nhất.
Mở rộng và gia tăng cơ hội phát triển
Khi hiểu hơn về sự vận hành của chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà kinh tế, doanh nghiệp, người làm chính sách,... sẽ tạo ra những công cụ để dự báo xem chúng có thể thay đổi ra sao qua thời gian, từ đó mang lại những đánh giá, phản ánh sự thay đổi để phát triển mở rộng, đem lại giá trị cho doanh nghiệp và quốc gia. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện theo thời gian.
Tóm lại, chuỗi giá trị toàn cầu có tầm ảnh hưởng và quan trọng trong xã hội, giúp kinh tế phát triển hơn, người lao động và người dân có cuộc sống tốt hơn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất