avatart

khach

icon

Chế độ song bản vị và những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua

Thị trường tài chính

- 26/07/2022

0

Thị trường tài chính

26/07/2022

0

Chế độ song bản vị là một trong những bản vị tiền tệ được áp dụng rộng rãi tại Anh và Mỹ giai đoạn trước thế kỷ XIX. Vậy chế độ song bản vị là gì, nguyên nhân nào khiến cho chế độ này sụp đổ?

Mục lục [Ẩn]

Chế độ song bản vị là gì?

Chế độ song bản vị từng là một trong những bản vị tiền tệ quan trọng được áp dụng tại Mỹ và Anh trước thế kỷ XIX. 

Bản vị và chế độ song bản vị

Muốn tìm hiểu về chế độ song bản vị, trước tiên cần hiểu rõ thế nào là bản vị tiền tệ. Bản vị tiền tệ (Currency standard) là căn cứ dùng để định giá đồng tiền. Bản vị tiền tệ không cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ.

Tính đến thời điểm hiện tại các loại bản vị đã từng xuất hiện gồm có:

  • Chế độ song bản vị
  • Chế độ bản vị tiền vàng
  • Chế độ bản vị vàng thỏi
  • Chế độ bản vị vàng hối đoái
  • Chế độ bản vị ngoại tệ
  • Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng
  • Chế độ bản vị bạc.

Trong đó chế độ song bản vị là chế độ hai bản vị mà ở đó, tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc có trong hai đồng tiền đó quyết định.

Vàng và bạc trong chế độ song bản vị

Vàng và bạc là hai đồng tiền được sử dụng trong chế độ song bản vị

Hiểu một cách đơn giản thì trong bản vị này, vàng và bạc đều là vật ngang giá, vừa thực hiện chức năng đo giá trị vừa là phương tiện lưu thông tiền tệ song song nhau. Giá trị thanh toán của vàng và bạc sẽ do Nhà nước ấn định.

Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức là:

  • Chế độ bản vị song song: Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá của thị trường
  • Chế độ bản vị kép: Tiền bằng vàng và tiền bằng bạc vừa được lưu thông theo tỷ giá.

Ví dụ: Vào thời điểm năm 1792, 1 USD vàng = 1.603 gam vàng ròng, 1 USD bạc = 24,06 gam bạc ròng. Như vậy 1 USD vàng = 15 USD bạc. 

Đặc điểm của chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị có các đặc điểm sau:

  • Dù là bản vị song song hay bản vị kép thì giữa vàng và bạc luôn có một tỷ lệ tương quan nhất định
  • Vàng và bạc có giá trị thanh toán như nhau, được lưu thông tự do trong phạm vi trong nước và giữa các quốc gia với nhau

Cơ chế xác định tỷ giá

Đối với chế độ song bản vị, cơ chế để xác định tỷ giá hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ. Chính phủ sẽ là bên nắm giữ quyền đúc tiền và quy định về mệnh giá tiền đúc, đồng thời cũng quy định tỷ lệ chuyển đổi giữa vàng và bạc.

Còn giá trị của tiền vàng, bạc sẽ chịu tác động của năng lực khai thác và cung cầu của thị trường.

Ưu và nhược điểm của chế độ song bản vị

Trong suốt thời gian từng tồn tại, chế độ song bản vị có nhiều tác động đến nền kinh tế, bao gồm cả những tác động tốt và ảnh hưởng tiêu cực.

Ưu điểm

Đối với lưu thông hàng hóa, chế độ song bản vị là sự tiến bộ so với thời kỳ kinh tế trao đổi bằng hiện vật. Hàng hóa lưu thông dễ dàng, tạo ra sự thuận tiện khi nhu cầu trao đổi phức tạp tăng lên, đặc biệt khi xã hội có sự phân cấp, kinh tế phát triển hơn. 

Việc sử dụng cả vàng và bạc làm tiền tệ song song giúp thúc đẩy thương mại, đặc biệt là các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra cực kỳ nhanh chóng.

Nhược điểm

Tuy góp phần thúc đẩy thương mại và lưu thông hàng hóa nhưng chế độ song bản vị cũng được cho là nguyên nhân gây ra những bất ổn và xáo trộn về cả kinh tế, xã hội.

Trước tiên, hai loại tiền tệ, hai thước đo giá trị tồn tại cùng một lúc gây ra nhiều trở ngại cho người dân trong việc tính toán và quá trình lưu thông hàng hóa. Ngoài ra chế độ bản vị song song khiến cho việc khai thác vàng, bạc nở rộ, Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lượng vàng, bạc trong lưu thông.

Hai loại tiền tệ này khó có thể tồn tại song song trong thời gian dài bởi giá vàng và giá bạc liên tục thay đổi do các tác động từ bên ngoài. Trong trường hợp giá vàng cao hơn thì xu hướng sẽ là tích trữ vàng và đẩy bạc ra lưu thông thay thế. Ở chiều ngược lại thì tiền vàng sẽ thay thế tiền bạc.

Tình trạng này kéo dài đến một thời điểm nhất định sẽ khiến cho đồng loại tiền còn lại biến mất khỏi thị trường.  Hiện tượng này đã được phát biểu thành định luật Gresham: “Trong một quốc gia khi nào hai thứ tiền tệ cùng được luật pháp công nhận theo một giá đổi chính thức, đồng tiền xấu sẽ dần dần đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông”.

Sự sụp đổ của chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị Mỹ được coi là tiêu biểu hơn cả, từng tồn tại một thời gian dài cho đến cuối những năm 1860 và sụp đổ không lâu sau đó.

chế độ song bản vị sụp đổ

Vàng dần thay thế bạc dẫn đến sự sụp đổ của chế độ song bản vị

Những năm 1860, nguồn cung bạc tăng lên do các mỏ bạc được phát hiện nhiều hơn, khai thác và sử dụng tràn lan khiến cho bạc không còn giá trị như ban đầu. Nhiều quốc gia vì vậy không còn sử dụng nó cho đồng tiền nữa, vàng dần dần thế chỗ cho bạc, đánh dấu những bước đầu cho sự sụp đổ của chế độ này.

Đặc biệt kể từ sau nội chiến 1861 ở Mỹ dẫn đến sự gián đoạn và khác biệt về kinh tế ở hai miền Nam - Bắc, năm 1897 Chính phủ Mỹ tuyên bố không đổi tiền ra bạc nữa. Chế độ song bản vị từ đây chính thức sụp đổ, dẫn đến sự hình thành của một bản vị mới là chế độ bản vị vàng cổ điển.

Bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp các thông tin về chế độ song bản vị. Đây từng là một bản vị quan trọng trong, tác động đến nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội lẫn lịch sử.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *