avatart

khach

icon

Chi phí tài chính là gì? Chi phí tài chính phản ánh điều gì?

Thị trường tài chính

- 26/08/2022

0

Thị trường tài chính

26/08/2022

0

Tuy không ảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng chi phí tài chính vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về loại chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tài chính của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Mục lục [Ẩn]

Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính tiếng Anh là Financial Charges, được hiểu là các loại chi phí hoặc khoản lỗ phát sinh từ các hoạt động đầu tư tài chính. 

Nếu trong đời sống hàng ngày chi phí tài chính được sử dụng phổ biến thì đối với nghiệp vụ kế toán, thuật ngữ dùng để chỉ loại chi phí này là tài khoản 635, thông qua nó, các khoản chi phí phải thanh toán của doanh nghiệp sẽ được phản ánh trực tiếp và đầy đủ nhất.

Bởi vậy mà việc hạch toán chi phí tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những ghi chép và phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh mà còn giúp tính toán xem doanh nghiệp kinh doanh lỗ hay lãi.

Chi phí tài chính được hiểu như thế nào

Chi phí tài chính bao gồm các khoản phí mà doanh nghiệp phải trả trong quá trình hoạt động

Chi phí tài chính gồm những khoản phí nào?

Theo Hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ kế toán cho doanh nghiệp thì chi phí tài chính có kết cấu như sau:

* Chi phí tài chính của bên nợ gồm:

  • Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính
  • Phần chiết khấu thanh toán cho người mua
  • Các khoản lỗ vì thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư
  • Chi phí giao dịch bán chứng khoán
  • Các khoản lỗ như lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ
  • Lỗ từ hoạt động bán ngoại tệ
  • Số trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
  • Các khoản chi phí từ các hoạt động đầu tư tài chính khác
  • Các khoản phí tài chính khác

Đặc biệt đối với khoản chi phí trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác thì số dự phòng của kỳ này bắt buộc phải lớn hơn so với số dự phòng lập trong kỳ trước.

* Chi phí tài chính của bên có gồm:

  • Chi phí phát sinh từ hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (số dự phòng của kỳ này bắt buộc phải nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước mà chưa sử dụng hết)
  • Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính

Đến cuối kỳ kế toán thì phải kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong một kỳ để lấy làm căn cứ xác định kết quả của hoạt động kinh doanh.

Các khoản phí không được tính vào chi phí tài chính

Tuy chi phí tài chính là các khoản phí phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng vẫn có một số khoản phí không được hạch toán vào chi phí tài chính, cụ thể gồm có:

  • Các khoản phí cung cấp dịch vụ, phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm
  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 
  • Chi phí kinh doanh bất động sản
  • Chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác
  • Một số khoản chi phí khác

Làm thế nào để tính chi phí tài chính của doanh nghiệp?

Chi phí tài chính của doanh nghiệp được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí trừ những khoản nằm ngoài phạm vi quy định. 

Trong đó việc hạch toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong Thông tư 133/2016/TT-BTC, còn đối với các doanh nghiệp còn lại sẽ tuân thủ theo hướng dẫn trong Thông tư 200/2014/TT-BTC, đặc biệt là 21 giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí tài chính cũng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 90 của Thông tư này. 

Cách tính chi phí tài chính

Việc hạch toán chi phí tài chính phải tuân theo các nguyên tắc của Bộ tài chính đặt ra

Chi phí tài chính phản ánh điều gì? 

Dựa vào chi phí tài chính tăng hoặc giảm, có thể biết được một phần tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu.

Chi phí tài chính tăng

Nếu chi phí tài chính của một doanh nghiệp tăng thì có thể bao gồm hai trường hợp:

  • Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp đang mở rộng hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
  • Trường hợp hai: Thế nhưng trong một số trường hợp chi phí tăng còn là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng kiểm soát các khoản chi phí, thậm chí là lỗ nặng. 

Chi phí tài chính giảm

Tương tự như vậy, việc chi phí tài chính giảm cũng bao gồm hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh doanh, không thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính
  • Trường hợp 2: Đây còn có thể là kết quả của việc doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, giảm chi phí kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận.

Chi phí tài chính phản ánh một phần tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để đưa ra các phán đoán về tình hình kinh doanh. Tuy nhiên cần chú ý kết hợp với nhiều biện pháp để đưa ra đánh giá chính xác nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *