avatart

khach

icon

Kinh tế chia sẻ là gì? Cơ chế hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ

Thị trường tài chính

- 29/07/2022

0

Thị trường tài chính

29/07/2022

0

Nền kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình kinh tế, trong đó có kinh tế chia sẻ. Vậy bạn hiểu kinh tế chia sẻ là gì và việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam hiện ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Kinh tế chia sẻ là gì? Mô hình kinh tế chia sẻ là gì? Nền kinh tế chia sẻ là gì?... là những thắc mắc chung của nhiều người về một mô hình kinh tế đã xuất hiện và đang phát triển tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ cũng như cơ chế hoạt động của mô hình này và những lợi ích của nền kinh tế chia sẻ trong hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

Kinh tế chia sẻ là gì?

Kinh tế chia sẻ hay mô hình kinh tế chia sẻ được hiểu là một mô hình kinh tế có các hoạt động mua bán, chia sẻ, cung cấp quyền truy cập sản phẩm, dịch vụ trong mạng lưới ngang hàng. Mô hình kinh tế chia sẻ thường có sự góp mặt của những nền tảng trực tuyến.

Cũng có thể hiểu kinh tế chia sẻ theo hướng là một hệ thống kinh doanh mà ở đó tài sản hay dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân không nhất thiết phải quen biết nhau. 

Hoặc kinh tế chia sẻ là một nền kinh tế mà các cá nhân được thực hiện các giao dịch ngang hàng để chia sẻ quyền sử dụng các tài sản hoặc dịch vụ chưa được sử dụng đúng mức hay đến khả năng tối đa của nó. Từ đó thúc đẩy sự hợp tác phát triển.

Hay hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế chia sẻ là mô hình kết nối để những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau. Bởi vậy nền kinh tế chia sẻ còn được gọi là nền kinh tế ngang hàng, nền kinh tế mắt lưới, nền kinh tế cộng tác. Nền kinh tế này được xây dựng dựa trên việc chia sẻ của con người và các nguồn lực vật chất, bao gồm: chia sẻ trong sự tạo lập, sản xuất, phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau. 

Trong tiếng Anh, kinh tế chia sẻ gọi là Sharing Economy hoặc Collaborative Consumption, Collaborative Economy hay Peer Economy

Mô hình này hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, nền kinh tế chia sẻ bắt đầu xuất hiện trong những năm gần đây.

Kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ là gì?

Những yếu tố chính tham gia mô hình kinh tế chia sẻ

Có 3 yếu tố chính tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ, cụ thể:

  • Nhà cung cấp dịch vụ: Là bên bán, có sở hữu tài sản nhàn rỗi hoặc có thể cung cấp được dịch vụ, sản phẩm ra thị trường.
  • Khách hàng: Là những người trực tiếp giao dịch, sử dụng dịch vụ, sản phẩm đến từ bên bán.
  • Đơn vị cung cấp nền tảng: Là bên mang đến nền tảng chung kết nối người mua và người bán. Họ có trách nhiệm quản lý người mua và người bán để tạo ra giá trị, đồng thời duy trì hoạt động hiệu quả của nền tảng.

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác tham gia vào kinh tế chia sẻ như: nhà cung cấp dịch vụ bổ sung, người đem đến giá trị bổ sung cho giá trị cốt lõi mà bên bán cung cấp, chính sách của từng quốc gia hay điều kiện xã hội nói chung...

Cơ chế hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ

Có thể thấy cơ chế hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ đến từ con người và nền tảng. Tùy theo từng điều kiện xã hội và kinh tế, con người sẽ thận trọng cho các vấn đề liên quan đến tiêu dùng cũng như sử dụng các nguồn lực mà mình có. Lúc này thực hiện mô hình kinh tế chia sẻ sẽ giúp giảm các chi phí nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, nền kinh tế chia sẻ còn hoạt động trên cơ chế niềm tin và niềm vui. Trong đó, yếu tố niềm tin đóng vai tròn quan trọng trong hoạt động chia sẻ. Khi có niềm tin vào nhà cung cấp hay người bán, họ sẽ tích cực hơn trong hoạt động chia sẻ ngang hàng các dịch vụ, sản phẩm. Điều này cũng đem đến niềm vui cho những nhân tố tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ.

Tiền đề chung cho nền kinh tế chia sẻ là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ, giá trị của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, cho cả doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng.

Kinh tế chia sẻ tác động đến những khía cạnh nào?

Nền kinh tế chia sẻ có những lợi ích nhất định và cũng có những tác động, vai trò cụ thể cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với các vấn đề liên quan như môi trường, thu nhập, tài sản...

Những tác động tích cực của kinh tế chia sẻ

Tác động lên môi trường

Kinh tế chia sẻ cho phép các bên được tiếp cận nguồn lực sẵn có thay vì sở hữu nguồn lực. Nhờ vậy mà các nhu cầu về sản xuất sản phẩm, dịch vụ sẽ giảm đi đáng kể, giảm bớt sự gây hại cho môi trường, giảm bớt chất thải.

Ví dụ như các ứng dụng gọi xe như Grab, Be có dịch vụ đi chung xe. Dịch vụ này giúp mọi người cùng chia sẻ số tiền đi chung xe, tiết kiệm xăng, giảm chất thải ra môi trường.

Gia tăng thu nhập và tài sản

Vì những dịch vụ, sản phẩm cung cấp trong kinh tế chia sẻ là đều là những tài sản nhàn rỗi, chưa được tận dụng hết khả năng nên khi có cơ hội, chúng ta nên cố gắng sử dụng nó hết công suất để có thêm thu nhập tốt nhất.

Như vậy, những tài sản nhàn rỗi này sẽ cung cấp cung cấp giá trị cho người dùng, đồng thời đem lại lợi ích cho người cung cấp. Từ đó, khai thác được hết tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ.

Mang đến cơ hội nghề nghiệp

Trong mô hình kinh tế chia sẻ, không chỉ kinh doanh những sản phẩm hữu hình, chúng ta còn có thể chia sẻ cả những kỹ năng. Kỹ năng là thứ con người cung cấp, có thể đột phá, có thể vượt qua rào cản. Tham gia kinh tế chia sẻ chính là lúc giúp họ thuận tiện chia sẻ kỹ năng của mình cho những người đang cần hay thiếu kỹ năng đó. Việc này vừa giúp bạn gia tăng giá trị kinh tế, lại là một hoạt động có ích cho cộng đồng.

Những tác động tiêu cực của kinh tế chia sẻ

Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế mới nhưng cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với mô hình kinh tế truyền thống. Trong đó, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là người lao động, ở cả 2 phương diện là tích cực và tiêu cực.

Chẳng hạn, Grab được đánh giá là mô hình kinh tế chia sẻ thành công nổi trội ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi Grab xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống, điển hình là Vinasun. Qua tìm hiểu các thông tin trên phương tiện truyền thông, hãng taxi truyền thống lâu đời nhất Việt Nam đã sụt giảm tới 11% doanh thu và 35% lợi nhuận. Cuối cùng, không còn cách nào khác, Vinasun buộc phải cho nhiều tài xế nghỉ việc, cắt giảm nhân sự.

Tuy nhiên, xét ở mặt tích cực dù cạnh tranh khốc liệt, thậm chí có khi liên quan đến pháp lý nhưng Grab vẫn đang rất thành công tại Việt Nam và tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Điều này cho thấy kinh tế chia sẻ thu hút nguồn lao động nhanh chóng và dễ dàng, tham gia vào quy trình nhà cung cấp dịch vụ một cách dễ dàng. 

Grab là mô hình kinh tế chia sẻ

Grab là mô hình kinh tế chia sẻ

Quyền lợi của người lao động

Tham gia vào kinh tế chia sẻ, người lao động sẽ phải cân nhắc về quyền lợi, cũng có nhiều tranh cãi xảy ra xung quanh vấn đề này. Các đơn vị áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ đang lúng túng trong việc phân loại người lao động để xây dựng chế độ cho họ.

Nếu coi người làm việc cho mình là đối tác thì không có gì đảm bảo quyền lợi cho họ, thậm chí họ có thể nhận được mức thu nhập thấp. Trái lại, nếu doanh nghiệp coi họ là nhân viên thì sẽ phải xây dựng chế độ cho họ tốt hơn, có mức thu nhập ổn định hơn.

Chính sách thuế và pháp luật

Hiện nay, hệ thống luật pháp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đầy đủ quy định, chính sách để quản lý các hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ. Có nhiều ý kiến đồng tình cũng như trái chiều của nhiều nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế về việc cho phép loại hình kinh doanh này hoạt động hay không hoạt động.

Điểm mặt một số mô hình kinh tế chia sẻ tiêu biểu

Trên thế giới đã có một số mô hình kinh tế chia sẻ vận hành và đi vào hoạt động, có thể kể tên một số mô hình tiêu biểu dưới đây:

  • Grab: Đây là mô hình kinh tế taxi công nghệ, cộng đồng. Theo đó, chủ sở hữu xe sẽ đăng ký trên nền tảng ứng dụng, người muốn đi xe sẽ lên nền tảng tìm xe gần đó, liên lạc để người lái xe đến nơi và chở mình đi. Sau sử dụng dịch vụ, người lái và người dùng dịch vụ sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Mô hình Grab hiện đang khá phổ biến tại Việt Nam. Một số mô hình tương tự như thế này có thể kể tên là Bee, Gojek...
  • Airbnb: Đây là mô hình chia nhà ở cho người đi du lịch bằng cách tận dụng những căn phòng không dùng đến. Theo đó, chủ sở hữu nhà cho thuê nhà mình trên nền tảng, người thuê nhà sẽ lên nền tảng để tìm căn nhà phù hợp. Sau giao dịch, người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Mô hình Airbnb cũng đã có mặt tại Việt Nam.
  • RelayRides: Đây là một mô hình kinh tế chia sẻ thông qua chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng bằng cách tận dụng những chiếc xe ô tô được tư nhân sở hữu. Chủ sở hữu xe có thể cho thuê xe của mình trên nền tảng. Người thuê xe sẽ đến gặp người chủ xe để nhận chìa khóa, sau đó trả lại chìa khóa khi thuê xong. Kết thúc quá trình giao dịch, người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau.
  • KickStarter: Đây là mô hình gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án. Cụ thể người có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ... sẽ đăng nội dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn. Người cấp vốn có thể thu lại được những sản phẩm của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ dự án.

Sự phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

Trên thực tế, nền kinh tế chia sẻ đã xuất hiện và hoạt động lâu trên thế giới. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng nổ khi xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin. Đây luôn được coi là giá trị cốt lõi của nền kinh tế hiện nay. Kinh tế chia sẻ chính là việc khai thác sẵn tiềm năng tài nguyên của con người trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ.

Nền kinh tế chia sẻ đã phát triển nhiều hơn ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, tiêu biểu phải kể đến những cái tên như Bee, Grab, Gojeck (đều là các ứng dụng gọi xe) hoặc những dịch vụ chia sẻ phòng ở như Luxstay, Airbnb,... Những ứng dụng này đều đã và đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, phần nào có được những thành công nhất định.

Một báo cáo khảo sát của Nielsen đã chỉ ra: Cứ 4 người Việt Nam tham gia khảo sát thì có 3 người biết đến mô hình kinh doanh này, có tới 76% người được hỏi trả lời sẵn sàng chia sẻ các tài sản cá nhân của mình để gia tăng thu nhập, chỉ có 18% người được hỏi từ chối việc chia sẻ tài sản của mình.

Tại Việt Nam, mô hình kinh tế chia sẻ nổi bật nhất ở ba dịch vụ:

  • Dịch vụ vận tải cá nhân
  • Dịch vụ lưu trú, du lịch
  • Dịch vụ tài chính cho vay ngang.

Ngoài ra, cũng xuất hiện thêm một vài dịch vụ khác như dịch vụ chia sẻ không gian làm việc (coworking space), dịch vụ chia sẻ lao động, việc làm,...

Với mô hình dịch vụ vận tải, các doanh nghiệp như Be, Grab, Gojeck đã huy động được lượng lớn ô tô và xe máy của nhiều cá nhân, đơn vị tham gia kinh doanh vận tải trực tuyến. Sau đó, ngoài dịch vụ vận tải cơ bản, các đơn vị kinh doanh dịch vụ trực tuyến này còn tích hợp thêm dịch vụ đi chợ và giao đồ ăn nên doanh thu đã tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt, ngoài những tài sản nhàn rỗi được đưa vào sử dụng kinh doanh thì cũng có nhiều tài sản được đầu tư mới cho nền tảng kinh doanh tiềm năng này.

Với mô hình dịch vụ lưu trú, con số homestay, nhà nghỉ tham gia vào mạng lưới của Airbnb là không hề nhỏ, có khoảng hơn 18.000 cơ sở lưu trú đã tham gia tính đến tháng 1/2019. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở lưu trú đăng ký tham gia ở những ứng dụng khác. Bên cạnh đó, rất nhiều căn hộ dịch vụ biển đã xuất hiện ở các thành phố du lịch biển của Việt Nam, đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Từ đó, mở rộng cơ hội phát triển du lịch của nước ta.

Với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Fintech (tài chính công nghệ) đang có sức hấp dẫn lớn, đặc biệt đối với những ông lớn ngành viễn thông như Viettel, FPT, VNPT,... với những hoạt động trực tiếp/gián tiếp đầu tư vào các công ty Fintech, mở quỹ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp Fintech khởi nghiệp.

Vậy nên, có thể nói mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và tương lai sẽ còn có tốc độ bứt phá hơn nữa khi tỷ lệ người dân sử dụng Internet và điện thoại thông minh càng tăng lên. Nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy tiềm năng lớn để mở rộng mô hình kinh tế này.

Nền kinh tế chia sẻ mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những người tham gia, cho thị trường và cho nền kinh tế. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết nắm bắt cơ hội, giải quyết thách thức để giành được kết quả tốt từ mô hình này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *