avatart

khach

icon

Hạn ngạch là gì? Điều kiện để được áp dụng hạn ngạch?

Thị trường tài chính

- 15/08/2022

0

Thị trường tài chính

15/08/2022

0

Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng tự do hoá thương mại và xóa bỏ hàng rào thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch. Vậy hạn ngạch là gì? Và những điều kiện nào được phép áp dụng hạn ngạch?

Mục lục [Ẩn]

Hạn ngạch là gì?

Hạn ngạch (tiếng Anh là Quota) được hiểu là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu tại một thời điểm nhất định (thường là 1 năm). Biện pháp này áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế trong nước.

Chẳng hạn, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng mỗi năm → Nghĩa là lượng đường trắng mỗi năm Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường EU tối đa là 10.000 tấn, không được vượt quá.

hạn ngạch là gì

    Áp dụng hạn ngạch cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Ưu - nhược điểm của hạn ngạch

Ưu điểm

  • Quota đóng vai trò như một đòn bẩy giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh quy mô sản xuất dẫn đến thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế cho quốc gia.
  • Quản lý tốt cán cân trong nước nhờ kiểm soát được số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia dựa vào đó đưa ra những quyết định  điều chỉnh phù hợp.
  • Ngoài ra, hạn ngạch giúp nhà nước quản lý tốt số lượng, giá trị của một mặt hàng trong một thời kỳ để có thể đưa ra các nhận định đúng về kinh tế trong nước.

Nhược điểm

  • Chính phủ không thu được lợi nhuận, một số công ty nhận được lợi nhuận lớn và có thể khiến công ty đó thành đơn vị độc quyền về hàng hóa đó ảnh hưởng xấu đến thị trường.
  • Hạn ngạch sẽ làm giảm nhập khẩu dẫn đến việc người tiêu dùng phải trả giá cao hơn, giảm phúc lợi kinh tế và có thể dẫn đến việc trả đũa các nước khác áp thuế lên hàng xuất khẩu của quốc gia.

Điều kiện được áp dụng hạn ngạch?

Để đảm bảo việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong mức độ hạn ngạch cần được sự cho phép của Cơ quan quản lý chuyên ngành của mỗi quốc gia. Trong đó, các cơ quan này sẽ căn cứ theo các điều luật hoặc hiệp định mà quốc gia của họ đã tham gia.

Tại điều XI - GATT/1994 đã quy định các trường hợp không minh bạch, dễ bị biến tướng, tạo cơ hội phát sinh các tiêu cực … sẽ không được sử dụng biện pháp hạn ngạch. 

Thông thường, hạn ngạch sẽ được áp dụng trong một số những trường hợp nhất định dưới đây theo quy định tại Điều XX - GATT/1994 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO:

  • Cần thiết phải bảo vệ đạo đức công cộng.
  • Cần thiết phải bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật.
  • Liên quan đến xuất nhập khẩu vàng và bạc.
  • Cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và những quy tắc không trái với những quy định của Hiệp định.
  • Liên quan tới những sản phẩm sử dụng lao động của các tù nhân.
  • Áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, khảo cổ hay lịch sử.
  • Liên quan tới việc giữ gìn nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu những biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước.
  • Được thi hành theo nghĩa vụ của hiệp định liên chính phủ về một hàng hóa cơ sở ký kết phù hợp với những tiêu thức đã trình ra các bên ký kết và không bị các bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra các bên ký kết và không bị các bên bác bỏ.
  • Bao hàm những hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại.
  • Thiết yếu để có được sự phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm trong địa phương hay cả nước.

Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng hạn ngạch các quốc gia phải đáp ứng được điều kiện đi kèm do WTO quy định:

  • Các quốc gia bị hạn chế sản xuất tiêu dùng các mặt hàng hóa ở các thị trường khác trong nước.
  • Các quốc gia thực hiện những cam kết về sử dụng và thay đổi hạn ngạch của mình cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên trong các quốc gia cũng như nới lỏng các quy định mức hạn ngạch sau khi kinh tế có dấu hiệu chuyển biến và phục hồi, phát triển sẽ dỡ bỏ hoàn toàn để thực hiện đúng những nguyên tắc của WTO.
  • Hạn ngạch mang tính pháp lý cao và áp dụng trong thời gian nhất định. Bởi vậy trong quá trình áp dụng hạn ngạch, các quốc gia cần phải nhanh chóng công bố thời gian cũng như thay đổi hạn ngạch nhanh chóng và chi tiết nếu có.

Các loại hạn ngạch

Các loại hạn ngạch giúp kiểm soát (ngăn cản hoặc khống chế) hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó điều tiết thương mại quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc gây áp lực đối với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, hạn ngạch bao gồm các loại hạn ngạch như sau:

Hạn ngạch thuế quan 

Hệ thống hạn ngạch bao gồm nhiều loại hạn ngạch khác nhau nhưng có mối liên kết mật thiết với nhau. Đầu tiên, loại hạn ngạch thuế quan là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật quản lý ngoại thương 2017 thì hạn ngạch thuế quan là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu với mức thuế suất ưu đãi cụ thể.

Có hai loại thuế suất, trong đó:

  • Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong hạn ngạch (thuế quan ưu đãi).
  • Thuế suất cao cho khối lượng vượt hạn ngạch.

Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất thường khá cao.

Ví dụ: Trong nước sản xuất được 40.000 tấn đối với mặt hàng mà nhu cầu lên tới 70.000 tấn thì sẽ áp dụng thuế suất nhập khẩu thấp cho 30.000 tấn đầu tiên nhập về, đến tấn thứ 30.001 thì phải áp dụng thuế quan cao hơn.

Ngoài ra, trong hạn ngạch thuế quan còn được chia thành 2 loại là hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Hai loại hạn ngạch thuế quan này sẽ được áp dụng một mức thuế suất theo quy định của từng quốc gia cụ thể.

Ví dụ tại Việt Nam, Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định, hạn ngạch thuế quan xuất khẩu sẽ được quy định với mức thuế suất ưu đãi, còn hạn ngạch thuế quan nhập khẩu sẽ được quy định với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.hạn ngạch thuế quan

 Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota) với mức thuế suất ưu đãi

Hạn ngạch xuất khẩu

Vấn đề đối ngoại, giao lưu và xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác được các nước chú trọng hơn, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Chính phủ cần nắm rõ hạn ngạch trong xuất khẩu. Vậy hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Điều 17 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định:

Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ: Để bảo đảm an ninh lương thực, theo quy định của Nghị định số 107, thương nhân xuất khẩu gạo phải đảm bảo một mức dự trữ tương đương 5% số lượng gạo mà họ đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu

Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch là gì? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Đây là hạn ngạch quen thuộc trong kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng. 

Căn cứ theo Điều 17 Luật quản lý ngoại thương năm 2017, hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ về hạn ngạch nhập khẩu: Việt Nam có chính sách hạn chế nhập một số mặt hàng như các loại hàng xa xỉ, thuốc lá, rượu.

Tại Việt Nam, đối với hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa, Điều 18 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 còn quy định thêm:

  • Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ.
  • Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Hạn ngạch quốc tế

Hạn ngạch quốc tế là hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng để khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước hội viên, nhằm giữ giá ổn định cao trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên thuộc hiệp hội.           

So sánh hạn ngạch và thuế quan                       

Thuế quan và hạn ngạch đều là công cụ của chính sách thương mại quốc tế, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Tuy nhiên, hạn ngạch và thuế quan có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí so sánh

Hạn ngạch

Thuế quan


 Ý nghĩa

Đề cập đến các hạn chế áp đặt đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.

Đề cập đến thuế đánh vào nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa.

Tác động

- Không ảnh hưởng đến GDP

- Giảm sản lượng xuất khẩu

- Làm cho giá trị hàng hóa cao hơn mức giá nhập khẩu

- Làm tăng GDP

- Hạn chế xuất khẩu quá mức các mặt hàng khai thác khan hiếm như từ tài nguyên thiên nhiên

Kết quả

Làm giảm thặng dư tiêu dùng

Tăng thặng dư của nhà sản xuất

Thu nhập

Thương nhân sẽ có thêm thu nhập từ việc xuất khẩu hàng hóa

Thu nhập được tạo ra từ việc thu thuế quan là doanh thu của chính phủ


Thực trạng

Ít được một số quốc gia sử dụng đối với một số mặt hàng gây thiệt hại trong nước

Cạnh tranh trên thị trường quốc tế diễn ra quyết liệt

Tình hình thuế quan và hạn ngạch ở Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề hạn ngạch và thuế quan luôn được nhà nước chú trọng. Bởi thế, tình hình chung của thuế quan và hạn ngạch ở Việt Nam như sau:

Đối với thuế quan:

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế. 

Cùng với đó, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành. Theo cam kết hội nhập giữa những quốc gia ASEAN, hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn đối với rất nhiều mặt hàng khác nhau kể từ ngày 01/01/2018. Thời gian cam kết tham gia giảm thuế của Việt Nam là từ 3 - 5 năm.

Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ Hiệp định tự do hóa là công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam cam kết chỉ tham gia một phần là thiết bị máy bay, thiết bị xây dựng và hóa chất. 

Đối với hạn ngạch:

Theo quyết định của biểu thuế quan chung, Việt Nam áp dụng hạn mức hạn ngạch nhập khẩu với những mặt hàng thuốc lá, trứng gia cầm, muối và mặt hàng đường. Điều đó đã giúp hạn chế mức ảnh hưởng đến những mặt hàng trong nước.

Đến 2005, Bộ Tài Chính và Bộ Thương Mại đã ban hành thông báo bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may đến các nước EU, Canada và  Hoa Kỳ.

Năm 2007, Bộ Công Thương ký kết quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo.

4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt 242,43 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hạn ngạch

Thuế hạn ngạch là gì?

Thuế hạn ngạch thực chất là khái niệm để nói đến hạn ngạch thuế quan, một hình thức của hạn ngạch. Theo đó, trong hạn ngạch thuế quan sẽ có 2 loại là hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Hai loại hạn ngạch thuế quan này sẽ được áp dụng một mức thuế suất theo quy định của từng quốc gia cụ thể.

Chẳng hạn tại Việt Nam, Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định, hạn ngạch thuế quan xuất khẩu sẽ được quy định với mức thuế suất ưu đãi, còn hạn ngạch thuế quan nhập khẩu sẽ được quy định với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.

Như vậy thuế hạn ngạch thực chất là muốn nói đến mức thuế suất trong loại hình hạn ngạch thuế quan.

Tiền thuê hạn ngạch là gì?

Tiền thuê hạn ngạch là lợi nhuận phụ trội mà các nhà sản xuất thu được khi mức cung bị giới hạn một cách giả tạo bởi hạn ngạch nhập khẩu. 

Hạn ngạch bán hàng là gì?

Hạn ngạch bán hàng là một số lượng bán hàng hoặc tổng giá trị bán hàng mà nhân viên bán hàng dự kiến ​​sẽ gặp trong một khoảng thời gian nhất định. Các công ty đặt hạn ngạch cho nhân viên bán hàng của họ để đảm bảo rằng nhân viên bán hàng có mục tiêu bán hàng và tạo ra doanh thu cho công ty.

Việc nắm bắt rõ về hạn ngạch, điều kiện để áp dụng hạn ngạch và một số thông tin xoay quanh hạn ngạch sẽ giúp mỗi doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh quốc gia, giúp cân bằng thương mại. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *