avatart

khach

icon

Công cụ nợ là gì? Các loại công cụ nợ phổ biến hiện nay

Thị trường tài chính

- 01/08/2022

0

Thị trường tài chính

01/08/2022

0

Không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có đủ nguồn vốn để thành lập công ty hay phát triển các hoạt động kinh doanh,... Chính vì vậy, họ cần sự trợ giúp của những công cụ nợ. Vậy bạn hiểu công cụ nợ là gì?

Mục lục [Ẩn]

Công cụ nợ là gì?

Công cụ nợ là một loại công cụ có thể được dùng để huy động vốn. Việc nợ này sẽ được quy định nghĩa vụ rõ ràng bằng văn bản. Trong văn bản này nêu rõ sẽ có một chủ thể đồng ý trả nợ cho nhà đầu tư/người cho vay trong tương lai theo những điều khoản của hợp đồng.

Hợp đồng công cụ nợ gồm có: Các thỏa thuận chi tiết về lãi suất, tài sản thế chấp, thời gian thanh toán lãi, khung thời gian đáo hạn (nếu có).

Công cụ nợ có ưu điểm là khi một doanh nghiệp biết cách tính toán đầu tư hợp lý các khoản tiền đi vay nhờ những công cụ nợ thì nó sẽ có khả năng sinh lời. Có thể gọi đây là đòn bẩy. Khi thu được lợi tức lớn hơn số tiền lãi phải trả, người vay nợ sẽ có lợi nhuận từ số tiền vay nợ.

Tuy nhiên, công cụ nợ cũng có một nhược điểm lớn đó là việc trở thành nguồn rủi ro cho doanh nghiệp, cụ thể những khoản thanh khoản có thể bị cản trở trong trường hợp những khoản thanh toán lãi vay được phân loại như khoản nợ ngắn hạn, dòng tiền mặt sẽ được công khai trong vòng 1 năm.

Đây là 2 yếu tố quan trọng cần phải xem xét, đặc biệt trong việc đánh giá doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc hoạt động liên tục. Tài trợ bằng nợ rất phổ biến đối với Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân.

Các loại công cụ nợ trên thị trường

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số công cụ nợ phổ biến:

  • Tín phiếu kho bạc: Đây là sản phẩm nghĩa vụ nợ ngắn hạn được phát hành dưới 1 năm, chỉ được đổi khi đáo hạn. Chúng được phát hành với mục đích đáp ứng sự không khớp trong ngắn hạn về thu chi. 
  • Trái phiếu: Đây chính là công cụ nợ phổ biến nhất. Việc tạo ra trái phiếu là thông qua hợp đồng ký quỹ trái phiếu. Trái phiếu là chứng khoán có thu nhập cố định theo hợp đồng, có nghĩa vụ cung cấp các khoản thanh toán với lãi suất (số tiền cố định), đồng thời trả tiền gốc khi đáo hạn.

Trái phiếu sẽ tăng giá khi lãi suất thị trường giảm. Nó tuân thủ theo phương châm: Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai (trái phiếu) ít hơn khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu lớn hơn.

Những chủ thể phát hành trái phiếu có thể là Chính phủ, các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức bán chính phủ, tổ chức siêu quốc gia,...

Trái phiếu Chính phủ là một công cụ nợ

Trái phiếu Chính phủ là một công cụ nợ

  • Thế chấp: Công cụ nợ này được sử dụng với mục đích tài trợ mua bất động sản. Những khoản thế chấp sẽ dần dần được phân bổ trong một khoảng thời gian nhất định, nhờ vậy mà người đi vay sẽ có thể thanh toán cho đến khi khoản vay được trả hết.

Đặc biệt, rủi ro đối với công cụ nợ này cũng được giảm đi đáng kể khi có các khoản thế chấp bằng chính bất động sản. Trong trường hợp người đi vay ngừng thanh toán thì bên cho vay sẽ tiến hành các thủ tục tịch thu tài sản để thu hồi khoản vay.

  • Dòng tín dụng: Đây là công cụ nợ với các hạn mức tín dụng khác nhau, cho phép người đi vay tiếp cận với hạn mức tín dụng cụ thể được cấp dựa vào mối quan hệ giữa họ với ngân hàng, xét thêm điểm tín dụng của họ. Hạn mức này có thể được quay vòng, người vay có thể rút hạn mức thường xuyên, miễn là họ duy trì được các khoản thanh toán của mình. Lưu ý, người vay vẫn phải trả cả gốc và lãi.

Trên đây là khái niệm công cụ nợ cùng các loại công cụ nợ phổ biến đã được giới thiệu. Công cụ nợ chắc chắn là một công cụ cần thiết đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp hay những dự định, đầu tư của cá nhân, tổ chức,...


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *