avatart

khach

icon

Học thuyết trọng thương là gì? Nội dung học thuyết trọng thương

Thị trường tài chính

- 11/08/2022

0

Thị trường tài chính

11/08/2022

0

Học thuyết trọng thương là một trong những học thuyết cổ điển đầu tiên về tiền tệ, cho biết mối quan tâm và các quan điểm của con người về tiền tệ.

Mục lục [Ẩn]

Học thuyết trọng thương là gì?

Học thuyết trọng thương là học thuyết được hình thành từ chủ nghĩa trọng thương, hình thành và phát triển tại châu Âu từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII trong giai đoạn tan rã của chế độ chủ nghĩa và giai đoạn đầu của quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản.

Trong đó học thuyết trọng thương được xem là học thuyết cổ điển về tiền tệ, đề cao vai trò của vàng, bạc và một số kim loại quý khác. Không quá khó hiểu khi học thuyết này phát triển mạnh mẽ nhất ở Anh và Pháp, bởi đây là hai quốc gia có các hoạt động kinh doanh, sản xuất sôi nổi, quá trình hình thành tư bản chủ nghĩa cũng diễn ra rất sớm.

Một số học giả tiêu biểu cho học thuyết trọng thương có thể kể đến Thomas Mun, James Stewart, Jean Bordin…

Học thuyết trọng thương nghiên cứu về ba hình thái là:

  • Thuyết trọng thương thiên về trọng kim
  • Thuyết trọng thương thiên về kỹ thuật
  • Thuyết trọng thương thiên về ngoại thương.

Nội dung của học thuyết trọng thương

Học thuyết trọng thương chủ yếu xoay quanh ba hình thái là trọng kim, kỹ thuật và ngoại thương, mỗi một thuyết lại gắn liền với các giai đoạn phát triển của học thuyết này.

Học thuyết trọng thương thiên về trọng kim

Đây là học thuyết xuất phát từ Tây Ban Nha do Ortiz và Daniande Oliveres khởi xướng. Nội dung chủ yếu của học thuyết này đề cập đến vai trò của vàng và bạc đối với nền kinh tế cụ thể như sau:

  • Đề cao vai trò của vàng và bạc
  • Kêu gọi tích trữ hai kim loại này càng nhiều càng tốt cho Kho bạc quốc gia
  • Kêu gọi cấm xuất khẩu vàng và bạc, giảm lượng vàng và bạc trong đúc tiền để hạn chế xuất tiền ra nước ngoài
  • Đồng thời cấm nhập khẩu hàng hóa để giảm tốt đa hao hụt dự trữ vàng, khuyến khích xuất khẩu với mục đích thu về nhiều vàng và bạc hơn làm tăng dự trữ quốc gia

Tôn chỉ của những người theo học thuyết trọng kim là đề cao vai trò của vàng, bạc nên luôn tìm mọi cách để tích trữ hai kim loại quý này nhiều nhất có thể.

Thuyết trọng thương thiên về kỹ thuật

Học thuyết này được khởi xướng tại Pháp bởi một số tác giả như Jean Bodin, Anteine de Montchrestien, Melon, Dutot và Forbonnais. Cũng coi trọng việc dự trữ vàng nhưng không quá cực đoan như học thuyết trọng kim, học thuyết này chủ trương đẩy mạnh sản xuất vàng bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất ra vàng.

Điểm tiến bộ của học thuyết này là khuyến khích các hoạt động nhập khẩu để có thêm nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích xuất khẩu.

Tuy nhiên cũng vì coi trọng vàng nên những người theo học thuyết này cho rằng nên cấm xuất khẩu hàng hóa quý hiếm, đồng thời cấm nhập khẩu và đánh thuế mạnh đối với hàng chế biến ở nước ngoài nhằm bảo hộ mậu dịch.

Thuyết trọng thương thiên về ngoại thương

Học thuyết này hình thành tại Anh bởi các tác giả như Thomas Mun, William Petty và James Stuart. Khác hẳn với hai trường phái trước, thuyết này cho rằng con đường tốt nhất để tích lũy vàng, bạc làm giàu cho quốc gia không phải là khai thác hay sản xuất mà là từ ngoại thương.

học thuyết trọng thương thiên về ngoại thương

Học thuyết trọng thương thiên về ngoại thương đề cao vai trò của ngoại thương trong việc tích trữ vàng

Những người ủng hộ thuyết này cho rằng nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thay vì nhập khẩu, khi đó có thể tạo ra xuất siêu, tăng thặng dư cán cân thanh toán và thu về nhiều vàng.

Trong ba trường phái trên thì học thuyết thiên về ngoại thương được xem là tiêu biểu nhất và có thể coi là trọng tâm của học thuyết này.

Ưu, nhược điểm của học thuyết trọng thương

Học thuyết trọng thương được nhìn nhận dưới cả hai góc độ với những ưu và nhược điểm cụ thể.

Ưu điểm

Về ưu điểm, đây là học thuyết đầu tiên trong lịch sử đề cao vai trò của các hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

Học thuyết trọng thương cũng đã chỉ ra vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung.

So với các tư tưởng phong kiến đương thời chỉ tập trung sản xuất tự cung, tự cấp và chỉ chú trọng vào nông nghiệp thì đây được coi là bước mở đường và là tuyên ngôn tư tưởng cho chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đầu.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, lý thuyết về kinh tế được nâng lên trở thành một lý thuyết khoa học, nhấn mạnh vai trò của kinh tế đối với xã hội, thay đổi hoàn toàn quan điểm của thời trước đó khi lý giải các hiện tượng kinh tế bằng các quan niệm tôn giáo.

Nhược điểm

Tuy nhiên chính vì là học thuyết đầu tiên về kinh tế nên không thể tránh khỏi các tư tưởng và luận điểm không chính xác, còn nhiều điểm phiến diện.

Các đánh giá và quan điểm của học thuyết trọng thương mới chỉ mang tính chất giải thích bề nổi, chưa thực sự lý giải và phân tích được cặn kẽ bản chất của vấn đề đối với các hiện tượng xảy ra trong hoạt động thương mại quốc tế.

Ngoài ra lý luận được sử dụng trong học thuyết còn sơ khai, chủ yếu được đút rút từ kinh nghiệm là chính.

Học thuyết này nhìn nhận lợi ích mà một nước thu được sẽ tương ứng với thiệt hại của một quốc gia khác, tuy nhiên về sau Adam Smith và David Ricardo chỉ rõ rằng đây là một hạn chế trong tư tưởng, đồng thời chứng minh rằng các nước tham gia vào thương mại đều nhận được lợi ích nhất định.

Học thuyết trọng thương tuy còn nhiều hạn chế và vô cùng sơ khai nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, là học thuyết mở đường cho việc nghiên cứu và phát triển các lý luận kinh tế sau này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *