avatart

khach

icon

Bảo hộ thương mại là gì? Các biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến

Thị trường tài chính

- 13/08/2022

0

Thị trường tài chính

13/08/2022

0

Bảo hộ thương mại là một trong những chính sách ngoại thương quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Vậy bảo hộ thương mại là gì và được hình thành như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Bảo hộ thương mại là gì?

Bảo hộ thương mại trong tiếng Anh là Protectionism, ngoài ra còn được gọi là bảo hộ mậu dịch. Đây là một trong những chính sách ngoại thương của các quốc gia nhằm bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của các hàng hóa xuất nhập khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu hoặc một số biện pháp khác với hàng hóa nhập khẩu của các đối thủ cạnh tranh.

Bảo hộ thương mại vừa hướng tới hạn chế các hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước vừa khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển xuất khẩu.

bảo hộ thương mại là gì

Bảo hộ thương mại là một trong những chính sách quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia

Cơ sở hình thành bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại được hình thành dưới tác động của cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

* Về yếu tố khách quan:

Nhà nước phải tiến hành áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại khi có sự phát triển không đồng đều và sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa trong nước và các quốc gia khác. Khi đó bảo hộ thương mại là điều cần thiết để tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái sản xuất.

Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia và các sản phẩm bao giờ cũng có sự chênh lệch, khi đó bảo hộ thương mại sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp và các ngành sản xuất có năng lực cạnh tranh thấp.

Đặc biệt đối với trường hợp thị trường thế giới có nhiều biến động xấu hoặc mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia kém thân thiện, nhà nước có thể thực hiện chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ nền kinh tế và đáp trả các động thái của quốc gia khác.

* Về yếu tố chủ quan:

Ngoài các tác động từ bên ngoài, việc bảo hộ thương mại còn được thực hiện xuất phát từ chính các vấn đề tồn tại của một quốc gia, phần lớn đến từ việc bảo vệ cho nền kinh tế còn non trẻ.

  • Bảo hộ thương mại cần thiết cho những ngành sản xuất mới tham gia vào thị trường và chưa có đủ tiềm lực để cạnh tranh với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trên thị trường.
  • Bảo hộ thương mại cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho nền kinh tế từ các hoạt động áp thuế nhập khẩu cao.
  • Bảo hộ thương mại giúp hạn chế các tiêu cực đến thị trường khi năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô của quốc gia chưa tốt.

Các biện pháp bảo hộ thương mại

Để thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, mỗi quốc gia thường có những biện pháp riêng.

Các biện pháp bảo hộ thương mại theo WTO

Tổ chức Thương mại thế giới hiện chưa đề cập đến việc phân loại các biện pháp thuộc hàng rào bảo vệ thương mại mà chỉ đề cập đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu và được chia làm hai nhóm chính là các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.

* Các biện pháp thuế quan:

Thuế quan được xem là biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến hàng đầu trên thế giới, rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đều áp dụng. Nhà nước sẽ áp dụng mức thuế cao đối với một số mặt hàng ngoại nhập, đây được xem là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. 

Thuế quan được chia làm ba loại gồm:

- Thuế phần trăm: đánh theo phần trăm vào tổng giá trị của một mặt hàng nhập khẩu vào một quốc gia.

- Thuế phi phần trăm:

  • Thuế tuyệt đối: Đánh trực tiếp lên một đơn vị sản phẩm nhập khẩu, thường áp dụng với nông sản
  • Thuế tuyệt đối: Quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế tuyệt đối hay thuế phần trăm
  • Thuế hỗn hợp: Kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế phần trăm

- Thuế quan đặc thù bao gồm:

  • Hạn ngạch thuế quan: Được sử dụng để quản lý hàng nhập khẩu bằng hai mức thuế suất, những hàng nằm trong hạn ngạch thuế quan sẽ có mức thấp hơn
  • Thuế đối kháng: Được áp dụng vào các mặt hàng nhập khẩu được nước xuất khẩu trợ cấp
  • Thuế chống bán phá giá: Áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu bị phát hiện bán phá giá, có nguy cơ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nội địa
  • Thuế thời vụ: Loại thuế có mức thuế suất khác nhau vào các thời điểm khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, thường được áp dụng với nông sản
  • Thuế bổ sung: Áp dụng với các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

* Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan:

Ngoài các biện pháp về thuế, chính phủ của các nước còn có thể sử dụng một số biện pháp khác để thực hiện chính sách bảo hộ thương mại. Các biện pháp này có thể được quy định sẵn trong hệ thống pháp luật hoặc pháp sinh từ thực tiễn hoạt động quản lý. Dưới đây là một số biện pháp bảo hộ phi thuế quan:

- Các biện pháp hạn chế định lượng: Tuy ảnh hưởng có thể mạnh mẽ hơn cả các biện pháp thuế quan nhưng đồng thời cũng có thể bóp méo thương mại quốc tế nên các nước là thành viên của WTO sẽ không được sử dụng các biện pháp này, bao gồm:

  • Cấm nhập khẩu: có thể cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm theo sản phẩm hoặc tạm dừng cấp phép nhập khẩu…
  • Hạn ngạch nhập khẩu: Đặt ra hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị của một loại hàng hóa được cho phép xuất hoặc nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, WTO vẫn cho phép áp dụng các biện pháp này.
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Đây là hiệp định song phương giữa hai quốc gia nhằm hạn chế số lượng của một mặt hàng xuất khẩu vào quốc gia nào đó.

- Các biện pháp quản lý giá gồm trị giá tính thuế quan, giá bán tối đa, phí nhập khẩu thay đổi và phụ thu.

- Các rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại như:

  • Các quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn như kích thước, hình dáng, thiết kế, thành phần và chức năng sản phẩm…
  • Các quy định về vệ sinh và kiểm dịch

- Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời: Là các biện pháp hạn chế nhập khẩu được áp dụng trong một số trường hợp nhất định gồm chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng và biện pháp tự vệ.

- Một số biện pháp khác như mua sắm chính phủ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

Các biện pháp bảo hộ thương mại kiểu mới

Ngoài các biện pháp bảo hộ truyền thống, do sự phát triển về kinh tế mà hiện nay có thể xuất hiện một số hình thức bảo hộ thương mại kiểu mới, có thể kể đến như:

  • Giới hạn hoạt động thương mại quốc tế trong một số lĩnh vực đặc thù liên quan đến quốc phòng
  • Bổ sung cân bằng cán cân thương mại giữa quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu là điều kiện ràng buộc trong trao đổi thương mại quốc tế
  • Hạn chế lao động trong các lĩnh vực nhập khẩu để phát triển nguồn nhân lực thay thế trong nước
  • Ngăn chặn việc hình thành độc quyền nhóm hay độc quyền chính trị để bảo hộ cho các ngành công nghiệp mới trong nước
  • Mở rộng thị phần xuất khẩu bằng cách ban hành và thực thi chính sách thương mại công bằng, gây sức ép để các quốc gia khác hạ thấp đi những điều luật khắt khe đã ban hành mà có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Các tác động của bảo hộ thương mại

Bất cứ chính sách nào cũng đều đem đến những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực lên một quốc gia, do đó khi nhìn nhận về bảo hộ thương mại cần xem xét cả các lợi ích và hạn chế mà nó mang đến.

Lợi ích của bảo hộ thương mại

Lợi ích lớn và cơ bản nhất mà bảo hộ thương mại đem đến là duy trì sự ổn định và gia tăng thị phần của các ngành công nghiệp trong nước. Hàng hóa quốc nội trong nước được bảo vệ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi để phát triển và tăng thêm sức mạnh, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động để từ đó góp phần ổn định, xã hội.

Bên cạnh đó, bảo vệ thương mại còn tạo điều kiện để doanh nghiệp nội địa khẳng định vị thế trên thị trường thương mại quốc tế, mở rộng quan hệ và điều tiết cán cân thanh toán quốc tế ở mỗi quốc gia.

Đặc biệt nguồn ngoại tệ thanh toán đến từ xuất nhập khẩu cũng sẽ được phân bổ sử dụng hợp lý.

Hạn chế của chính sách bảo hộ

Nhìn ở khía cạnh tích cực, bảo hộ thương mại là chính sách ngoại thương cần thiết của một quốc gia. Tuy nhiên nếu không xây dựng được một chính sách phù hợp hoặc bảo hộ quá mức có thể dẫn đến một số hệ lụy cho nền kinh tế.

nỗ lực xóa bỏ bảo hộ thương mại

WTO luôn kêu gọi các quốc gia xóa bỏ bảo hộ thương mại cực đoan

Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khi thực thi chính sách bảo hộ thương mại.

  • Bảo hộ thương mại có thể làm tăng giá sản phẩm mà hàng hóa trong nước có thể kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng… Khi đó sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.
  • Bảo hộ thương mại quá chặt chẽ có thể làm triệt tiêu sự cạnh tranh trong thị trường nội địa, mà cạnh tranh là yếu tố quan trọng mà một nền kinh tế cần có để phát triển. Nền kinh tế trong nội địa vì thế có thể kém linh hoạt, thiếu tính thức ứng và mất đi nhiều cơ hội phát triển.
  • Việc bảo hộ thương mại một cách cực đoan còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển, lâu dần nền kinh tế của quốc gia tự bị cô lập, đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới, có thể ảnh hưởng cả đến mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia.

Bởi vậy mà mỗi quốc gia cần cân bằng chính sách bảo hộ và phát triển ngoại thương, thực thi bảo hộ thương mại đúng lúc, đúng chỗ để vừa có thể bảo vệ nền kinh tế trong nước vừa hạn chế các tiêu cực mà chính sách này gây ra.

Bảo hộ thương mại là một trong những chính sách vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *