avatart

khach

icon

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế được thành lập với mục đích gì?

Thị trường tài chính

- 22/08/2022

0

Thị trường tài chính

22/08/2022

0

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế là nơi tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy mục tiêu hoạt động của tổ chức này là gì?

Mục lục [Ẩn]

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế là gì?

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tiếng Anh là Organization for Economic Cooperation and Development, là tổ chức liên chính phủ được thành lập từ năm 1960 để thúc đẩy kinh tế phát triển, ngoài ra còn góp phần tăng cường thương mại quốc tế.

Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC), về sau có thêm sự tham gia của Mỹ và Canada.

Đến năm 1961, 20 thành viên sáng lập đã quyết định thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, lựa chọn trụ sở hoạt động tại Paris, Pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, OECD hiện đang có 38 thành viên, đều là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, cụ thể gồm:

  • Châu Âu với 27 thành viên: Anh, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Châu Mỹ gồm 5 thành viên: Canada, Chile, Colombia, Mexico, Hoa Kỳ
  • Châu Á gồm 3 thành viên: Isarel, Nhật Bản và Hàn Quốc
  • Châu Đại Dương gồm 2 thành viên Australia và New Zealand

logo của OECD

Biểu tượng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Cơ cấu tổ chức của OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế có 3 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Ủy ban chuyên môn. Các cơ quan này có vị trí và quyền hạn như sau:

  • Hội đồng OECD: Mỗi nước thành viên sẽ cử ra một đại diện và một đại diện của Ủy ban châu Âu để tham gia vào hội đồng. Hội đồng OECD có trách nhiệm thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định các hoạt động ưu tiên của tổ chức bằng cách họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần, việc quyết định sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận.
  • Ban Thư ký OECD: Bao gồm tổng thư ký và 4 phó tổng thư ký, có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của các ủy ban chuyên môn.
  • Ủy ban Chuyên môn: Thực hiện các hoạt động về từng lĩnh vực chuyên môn, hiện gồm 12 ủy ban cụ thể sau:
    • Ủy ban về kinh tế
    • Ủy ban về thống kê
    • Ủy ban về môi trường
    • Ủy ban hợp tác phát triển
    • Ủy ban quản lý công và phát triển lãnh thổ
    • Ủy ban thương mại
    • Ủy ban tài chính và doanh nghiệp
    • Ủy ban chính sách thuế
    • Ủy ban khoa học công nghệ và công nghiệp
    • Ủy ban việc làm - lao động và xã hội
    • Ủy ban giáo dục
    • Ủy ban lương thực - nông nghiệp và ngư nghiệp

Bên cạnh 03 cơ quan chính, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế còn 06 cơ quan độc lập gồm:

  • Cơ quan Năng lượng quốc tế
  • Cơ quan Năng lượng nguyên tử
  • Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước châu Âu
  • Trung tâm Phát triển
  • Trung tâm Nghiên cứu và đổi mới giáo dục
  • Câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi

Có thể thấy cơ cấu của OECD chi tiết, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của kinh tế, nhằm thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ các quốc gia thành viên trong tổ chức.

Khả năng tài chính của OECD

Nguồn thu ngân sách của OECD chủ yếu dựa vào sự đóng góp của các quốc gia thành viên theo quy mô của nền kinh tế.

Ngân sách của OECD sẽ bao gồm hai phần, phần I là do tất cả các thành viên đóng góp dựa trên một tỷ lệ chia đều giữa các nước và tỷ lệ luận với quy mô nền kinh tế của quốc gia hành viên đó.

Còn phần 2 được đóng góp dựa trên thỏa thuận riêng của từng nước thành viên theo các nước.

Theo thông tin mới nhất từ OECD, tính đến thời điểm năm 2019, ngân sách của OCED như sau

  • Phần 1 có 202,5 triệu EURO
  • Phần 2 có 105 triệu EURO 
  • Tổng ngân sách của OECD là 386 triệu EURO

Ngân sách của OECD sử dụng cho các hoạt động của tổ chức và được quản lý bởi Viện Kiểm toán tối cao của một quốc gia thành viên do Hội đồng chỉ định. Khác với Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế, OECD không thực hiện các hoạt động cấp phát hoặc cho vay.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế được thành lập với mục đích gì?

Tổ chức Hợp pháp và Phát triển Kinh tế được thành lập với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế và sự phát triển thịnh vượng, tạo ra sự bình đẳng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Điều này được cụ thể hóa thông qua 03 nội dung trong Điều 1 Hiệp định thành lập:

  • Phát triển và duy trì nền kinh tế phát triển bền vững, tạo ra việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở các nước thành viên, từ đó đóng góp vào sự phát triển của kinh tế thế giới.
  • Không chỉ giúp cho nền kinh tế của các nước thành viên mà còn giúp cho nền kinh tế của nhiều quốc gia khác phát triển vững mạnh.
  • Đóng góp vào sự phát triển và mở rộng của thương mại quốc tế trên cơ sở đa phương, hoạt động và đối xử với nhau bình đẳng, không phân biệt và phù hợp với các cam kết quốc tế.

Ngoài mục tiêu chính về kinh tế, trong những năm gần đây, OECD cũng đã chuyển dần sự quan tâm và mục tiêu sang các lĩnh vực khác như xã hội, chính trị và văn hóa.

Cơ chế vận hành của OECD

OECD được vận hành bởi đội ngũ bộ máy chuyên nghiệp, vừa phát triển các nội dung hoạt động của Tổ chức vừa thực hiện hợp tác với các quốc gia không phải là thành viên và các tổ chức khác trên thế giới.

Hoạt động chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Với mục tiêu hoạt động lấy kinh tế làm trọng, các hoạt động của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế chú trọng vào quá trình thảo luận, trao đổi giữa các quốc gia thành viên và đối tác, để từ đó đưa ra các kế hoạch, chính sách phát triển phù hợp. 

Hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Một cuộc hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Hoạt động của OECD được thực hiện thông qua một số phương thức như sau:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu: OECD thu thập dữ liệu từ các quốc gia thành viên và đối tác, tiến hành so sánh dữ liệu và phân tích để phục vụ cho quá trình cung cấp thông tin tới người dân và từng quốc gia. Từ đó đưa ra các chính sách kinh tế, xã hội và môi trường sao cho phù hợp.
  • Thảo luận và tư vấn: Trước các vấn đề chung và riêng, các quốc gia thành viên cùng với đối tác tổ chức các hội thảo phục vụ cho quá trình thảo luận để lựa chọn chính sách và quy tắc chung cho phù hợp. Điều này sẽ được thực hiện thông qua các ủy ban chuyên trách, chuyên gia cụ thể và những nhóm nhỏ.
  • Thiết lập tiêu chuẩn và hướng dẫn chính sách: Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển cung cấp, OECD liên tục đưa ra các hướng dẫn chính sách dưới dạng thức tư vấn, khuyến nghị hay tiêu chuẩn quốc tế cho các quốc gia thành viên và đối tác. Ví dụ: OECD đã ban hành Hướng dẫn về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước.
  •  Hỗ trợ triển khai: Với các chính sách đã được ban hành, OECD có nhiều chương trình hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện theo các thỏa thuận quốc tế.

Cơ chế hợp tác của OECD với các nước không thành viên

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế còn mở rộng hợp tác với các quốc gia và tổ chức khác trên thế giới, với mục tiêu mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Cơ chế hợp tác giữa OECD với các quốc gia không thành viên được thực hiện thông qua hai trung tâm là Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên và Trung tâm Phát triển OECD.

* Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên

Đây là trung tâm hợp tác của OECD với khoảng 70 nền kinh tế không phải là thành viên, các tổ quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Hoạt động chính của trung tâm này bao gồm hai loại chính là Diễn đàn Toàn cầu OECD và Các chương trình quốc gia và khu vực.

Trong đó, diễn đàn toàn cầu OECD là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận giữa các nước thành viên OECD và các nước không phải là thành viên về 5 chủ đề chính gồm:

  • Phát triển bền vững
  • Kinh tế tri thức
  • Quản lý
  • Thương mại
  • Đầu tư quốc tế

Còn Các chương trình quốc gia và khu vực là chương trình quốc gia được triển khai tại các khu vực Châu Âu, Trung Á, Châu Á và Nam Mỹ, mỗi một khu vực sẽ lựa chọn gia một quốc gia để tiến hành.

Đây là nơi để Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cùng với các quốc gia tiến hành tổ chức hội thảo để chuyển giao kiến thức và công nghệ, nghiên cứu hay khảo sát. OECD sẽ chi trả các khoản phí có yếu tố quốc tế còn nước chủ nhà sẽ lo các chi phí phát sinh trong nước.

* Trung tâm phát triển OECD

Hình thức hợp tác thức hai là thành lập Trung tâm Phát triển OECD, với sự tham gia của 27 nước tính đến thời điểm hiện tại, bao gồm cả các quốc gia không là thành viên.

Trung tâm này được thành lập với mục đích tăng cường quan hệ giữa giới nghiên cứu và quan chức của các quốc gia về các vấn đề kinh tế, để từ đó xây dựng các chiến lược phát triển cho phù hợp, đồng thời đưa ra các cảnh báo phù hợp. Thông qua các hoạt động nghiên cứu, hội thảo nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa OECD và các quốc gia đang phát triển.

Để trở thành thành viên của Trung tâm Phát triển OECD, quốc gia có nhu cầu phải gửi thư xin gia nhập tới Tổng thư ký OECD, thư ngỏ sẽ được xét duyệt thông qua bởi Hội đồng nguyên thủ OECD.

Sau khi được chấp thuận, Tổng Thư ký sẽ tiến hành gửi thư mời gia nhập, quốc gia có yêu cầu chính thức là thành viên khi hồi âm thư mời gia nhập của Tổng thư ký.

Tuy nhiên các nước không phải là thành viên của OECD sẽ phải mất phí tham gia, mức phí sẽ được tính dựa trên báo cáo chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới:

  • Đối với các nước có thu nhập thấp: 5.000 Euro/năm
  • Đối với các nước có thu nhập trung bình: 25.000 Euro/năm

Mối quan hệ giữa Việt Nam và OECD như thế nào?

Những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ngày càng trở nên thân thiết. Mốc được xem là đánh dấu cho việc phát triển quan hệ là tháng 3 năm 2008, Việt Nam chính thức là thành viên của Trung tâm Phát triển OECD, đồng thời cũng là thành viên của Nhóm công tác về Hiệu quả Viện trợ.

Việt Nam hoạt động vô cùng sôi nổi, thường xuyên tham gia các hoạt động, hội thảo do OECD và Trung tâm tổ chức, tham gia xây dựng kế hoạch hợp tác song phương với OECD trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016.

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, nước ta phối hợp với OECD thực hiện 2 sự kiện tại Việt Nam gồm Diễn đàn OECD về khu vực Đông Nam Á năm 2016 và Hội nghị khu vực lần thứ 10 Sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2019.

Việt Nam đảm nhiệm vị trí Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD

Dấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và OECD

Những hoạt động tích cực đã giúp cho Việt Nam nâng cao vị thế, năm 2018 trở thành đồng Chủ tịch Nhóm tham vấn xây dựng Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2018 - 2021.

Giai đoạn từ 2019 - 2020, với sự chủ trì của Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, kết hợp với sự hướng dẫn, tham vấn của OECD, ta thành công xây dựng được Báo cáo “Đánh giá đa chiều của Việt Nam”. Đây được xem là tài liệu có ý nghĩa quan trọng, công phu và có giá trị tham khảo cao trong quá trình xây dựng các kế hoạch và dự thảo phát triển kinh tế trong 5 - 10 năm tới.

Hai năm trở lại đây, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng có nhiều dấu ấn quan trọng như:

  • Tháng 11/2021, hai bên chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác Việt Nam - OECD giai đoạn 2021 - 2025 nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến công tác thăm song phương Pháp.
  • Việt Nam vẫn là thành viên tích cực của Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP).
  • Việt Nam đảm nhiệm vai trò đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022 - 2026.
  • Hai bên phối hợp xây dựng Báo cáo OECD - ADB về Khảo sát số liệu kinh tế Việt Nam.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đang ngày càng tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp theo đúng mục tiêu hoạt động đã đề ra. Việc trở thành đối tác của OECD sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát triển kinh tế.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *