Thặng dư thương mại là gì? Vai trò của thặng dư thương mại
Mục lục [Ẩn]
Thặng dư thương mại là gì?
Thặng dư thương mại tiếng Anh là Trade Surplus, đây là một trong những thước đo thường được sử dụng trong kinh tế để thể hiện cán cân thương mại của một quốc gia đang dương. Thặng dư thương mại xảy ra khi tổng giá trị xuất khẩu của một quốc gia cao hơn so với tổng giá trị nhập khẩu.
Như vậy thông qua thặng dư thương mại có thể xác định quốc gia đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Cách xác định thương dư thương mại
Thặng dư thương mại được xác định bằng công thức sau:
Thặng dư thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu
Thặng dư thương mại chỉ xảy ra và được xác định khi kết quả trên là số dương (lớn hơn 0). Điều này phản ánh ngoại tệ từ nước ngoài đang đổ vào nền kinh tế.
Ngược lại nếu kết quả trên là số âm (nhỏ hơn 0) thì đó không phải là thặng dư thương mại mà là thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại và thặng dư thương mại là hai tình trạng trái ngược nhau, không bao giờ cùng tồn tại trong một nền kinh tế.
Thặng dư thương mại và thâm hụt thương mại luôn nằm ở thế trái ngược nhau
Vai trò của thặng dư thương mại
Thặng dư thương mại không chỉ phản ánh cán cân thương mại của một quốc gia, mà còn có vai trò quan trọng đối với nhiều mặt của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế
Thặng dư thương mại cho thấy tỷ lệ xuất khẩu của quốc gia ở mức cao, điều này cũng đồng nghĩa với các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh. Khi sản xuất và xuất khẩu không ngừng phát triển thì nền kinh tế của quốc gia đó cũng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Tăng giá trị tiền tệ
Xuất khẩu phát triển nghĩa là các nguồn tiền từ nước ngoài sẽ đổ vào nền kinh tế, đây là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Điều này không chỉ giúp quốc gia có thêm tiền để chi trả cho các hoạt động xây dựng, sản xuất và chi tiêu trong nước hay tái đầu tư mà còn làm cho giá trị đồng tiền nội địa tăng lên.
Tỷ giá hối đoái của tiền nội địa với ngoại tệ tăng lên, từ đó làm tăng và củng cố vị thế của quốc gia đó đối với quốc tế. Tuy nhiên giá trị của tiền tệ còn chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ lệ lạm phát, mức tăng trưởng kinh tế… nên thặng dư thương mại chỉ đóng 1 phần vai trò chứ không thể quyết định toàn bộ sự tăng giá trị của tiền tệ.
Thặng dư thương mại làm tăng giá trị của tiền tệ
Tác động đến lạm phát
Thặng dư thương mại cũng góp phần duy trì lạm phát ở mức ổn định, khi đó Chính phủ sẽ căn cứ dựa vào thặng dư thương mại và tình hình lạm phát để đưa ra các chính sách cho phù hợp.
Đối với trường hợp nền kinh tế quá mức phát triển, mức sống của người dân cao thì nhu cầu về mua sắm, đặc biệt là hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá, khiến cho chúng tăng lên làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Khi đó, nếu thặng dư thương mại quá cao, Chính phủ sẽ áp dụng một số biện pháp hạn chế xuất hoặc nhập khẩu, từ đó khiến cho giá của sản phẩm hạ xuống và giảm tỷ lệ lạm phát.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của thặng dư thương mại đối với nền kinh tế
Không thể phủ nhận những tác động tốt của thặng dư thương mại đối với nền kinh tế, tuy nhiên chính những điều này khiến cho không ít người bỏ qua các ảnh hưởng xấu của nó đối với nền kinh tế.
Do đó, cần nhìn nhận thặng dư thương mại dưới cả hai góc độ là tích cực và tiêu cực, đặc biệt mỗi quốc gia lại có điều kiện phát triển không giống nhau nên những ảnh hưởng của thặng dư thương mại cũng sẽ khác nhau.
- Đối với các quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhưng tập trung vào một số ngành đặc thù như sản xuất công nghệ, linh kiện điện tử… thì thặng dư thương mại không hoàn toàn phản ánh việc quốc gia đó thu lợi được từ xuất khẩu.
Khi đó, nhu cầu và cơ hội việc làm tuy có tăng lên nhưng người lao động chỉ tham gia ở vai trò là đóng gói, vận chuyển hoặc sản xuất đơn giản… Trong trường hợp này bên được lợi vẫn là các nhà đầu tư chứ không phải là các doanh nghiệp trong nước.
- Thặng dư thương mại cho thấy các tín hiệu về việc nhập khẩu của quốc gia đang giảm, trong đó sẽ bao gồm cả nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Điều này có thể ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp khi thiếu mất các loại hàng hóa đặc thù, dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt. Đặc biệt, điều này còn phản ánh việc sản xuất của quốc gia đang gặp vấn đề, nguồn vốn FDI có thể đang suy giảm.
Như vậy, khi nhìn nhận về thặng dư thương mại, cần xem xét ở cả tác động tiêu cực và tích cực, để từ đó xác định hướng đi phù hợp cho cả doanh nghiệp.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất