avatart

khach

icon

Xu hướng tiêu dùng cận biên được hiểu là gì?

Thị trường tài chính

- 19/09/2022

0

Thị trường tài chính

19/09/2022

0

Thông qua xu hướng tiêu dùng cận biên, có thể xác định được mức tiêu dùng trong nền kinh tế. Vậy xu hướng tiêu dùng cận biên được hiểu là gì?

Mục lục [Ẩn]

Xu hướng tiêu dùng cận biên là gì?

Xu hướng tiêu dùng cận biên là thuật ngữ phổ biến trong kinh tế, tài chính. Thông qua việc tìm hiểu về các chỉ số của nó, có thể nghiên cứu và dự đoán được hành vi tiêu dùng của con người.

Xu hướng tiêu dùng cận biên (Marginal propensity to consume - MPC) được hiểu là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đơn vị.

Nói cách khác, xu hướng tiêu dùng cận biên là tỷ lệ của tổng mức tăng lương mà người tiêu dùng chi cho việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. MPC sẽ thay đổi dựa trên mức thu nhập của người lao động.

Để hiểu rõ về xu hướng tiêu dùng cận biên, cần biết thêm một số thuật ngữ liên quan như:

  • Tiêu dùng: Toàn bộ chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
  • Hàm tiêu dùng: Hàm số phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng.

Công thức xác định xu hướng tiêu dùng cận biên

Cách xác định xu hướng tiêu dùng cận biên được áp dụng dựa trên Lý thuyết tiêu dùng vĩ mô của Keynes trong Quy luật tâm lý cơ bản. Hiểu một cách đơn giản thì: Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng tăng nhưng tăng ít hơn.

Công thức dùng để xác định xu hướng tiêu dùng cận biên là:

MPC =  ΔC/ΔY

Trong đó: 

  • MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên
  • ΔC = Biến động của mức tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định
  • ΔY = Biến động của thu nhập trong kỳ

công thức xác định xu hướng tiêu dùng cận biên

Minh họa công thức xác định xu hướng tiêu dùng cận biên

Dựa vào cách tính trên có thể dễ dàng xác định được xu hướng tiêu dùng cận biên, nó có một số đặc điểm như sau:

  • Xu hướng tiêu dùng cận biên luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1, cụ thể: 0 < MPC < 1
  • Xu hướng tiêu dùng cận biên đồng thời cũng chính là độ dốc của hàm tiêu dùng

Anh A nhận được khoản tiền thưởng là 7.000.000 đồng sau một năm làm việc. Đây được xem là khoản bổ sung ngoài thu nhập cố định của anh A.

Giả sử anh A dùng 1.000.000 đồng trong khoản thu nhập mới này để mua quà cho người thân. Khi đó, mức tiêu dùng cận biên của anh A được xác định như sau:

MPC = 1.000.000 / 7.000.000 = 0.14

Các yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng cận biên

Xu hướng tiêu dùng cận biên thể hiện xu hướng tiêu dùng của cá nhân khi thi nhập tăng lên, nó chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:

Mức tăng thu nhập

Thu nhập là yếu tố tác động lớn đến xu hướng tiêu dùng của mỗi cá nhân. Trong điều kiện thu nhập thấp, người ta phần lớn sử dụng thu nhập để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu như mua thực phẩm, chi trả hóa đơn điện, tiền thuê nhà…

Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng lên, không nhất thiết người ta sẽ tăng nhu cầu cho những hàng hóa xa xỉ hơn vì có thể đã hài lòng với hàng hóa mà mình có.

Sự gia tăng thu nhập bền vững hay tạm thời

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc đột ngột có thêm một khoản thu nhập như quà, tiền thưởng… có thể khiến cho cá nhân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Khi đó, thay vì gửi tiết kiệm hay tái đầu tư thì họ có xu hướng chi tiêu cho mình. Bên cạnh đó, vẫn có những cá nhân lựa chọn đầu tư hoặc có xu hướng tiết kiệm.

Tuy nhiên, nếu việc tăng thu nhập diễn ra một cách thường xuyên và đều đặn như tăng lương hay các khoản thu khác thì cá nhân lại không quá chú ý và ít có xu hướng thay đổi tiêu dùng.

Lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng và xu hướng tiêu dùng cận biên được đặt trong mối quan hệ tỷ lệ nghịch, áp dụng đối với trường hợp gửi tiết kiệm.

Khi lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng cao, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn, họ chấp nhận đánh đổi việc tiêu dùng ở thời điểm hiện tại để có thêm nguồn thu nhập và nhận được nhiều hàng hóa hơn trong tương lai.

Ngược lại khi lãi suất thấp, việc gửi tiết kiệm không mang đến quá nhiều lợi nhuận, chi phí cơ hội lớn khiến cho người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, làm tăng xu hướng tiêu dùng cận biên.

Lạm phát

Tương tự như lãi suất ngân hàng, lạm phát và xu hướng tiêu dùng cận biên tỷ lệ nghịch với nhau.

Khi lạm phát cao, hàng hóa tăng giá một cách nhanh chóng, điều này sẽ tạo ra một lực đẩy khiến cho người dân mua hàng nhiều hơn để tích trữ trước khi nó tiếp tục tăng giá. Lúc đó xu hướng tiêu dùng cận biên sẽ tăng lên.

Ở chiều ngược lại, việc lạm phát giảm khiến cho người dân không có nhu cầu cấp thiết trong việc tích trữ hàng hóa, thay vào đó sẽ có xu hướng tiết kiệm vì lãi suất tăng để có thêm thu nhập.

Quan điểm cá nhân

Xu hướng tiêu dùng cận biên phản ánh nhu cầu tiêu dùng của người dân, tính cá nhân trong đó vô cùng cao.

Không có một quy chuẩn hay tiêu chí cụ thể nào để xác định mà nó phụ thuộc vào trải nghiệm và sở thích của từng người, mở rộng từ cá nhân đến cấp độ quốc gia.

Trong cùng một quốc gia, có người ưa thích tiết kiệm nhưng cũng có người thích mua sắm. Khi đó đối với người ưa thích tiết kiệm thì xu hướng tiêu dùng cận biên sẽ thấp hơn so với những người thường xuyên mua sắm.

Ở phạm vi rộng hơn, người dân ở một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Việt Nam có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, trong khi một số quốc gia như Mỹ hay Anh sẽ có tỷ lệ tiêu dùng cao hơn.

Sự tác động của xu hướng tiêu dùng cận biên tới hệ số tiêu dùng

Xu hướng tiêu dùng cận biên có mối liên hệ mật thiết với hệ số tiêu dùng, không chỉ với cá nhân mà rộng ra là của cả nền kinh tế.

Khi xu hướng tiêu dùng cận biên cao nghĩa là nhu cầu của con người đối với thị trường tăng lên, điều này kích thích và thúc đẩy phát triển, từ đó làm tăng hiệu suất kinh tế của khoản góp vốn đầu tư ban đầu, cuối cùng là khiến cho nền kinh tế phát triển hơn.

Xu hướng tiêu dùng cận biên không chỉ phản ánh xu hướng tiêu dùng của cá nhân mà thông qua đó, nó còn phản ánh phần nào sự tăng trưởng của nền kinh tế.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *