avatart

khach

icon

Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?

Thị trường tài chính

- 15/06/2023

0

Thị trường tài chính

15/06/2023

0

Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Vậy hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?

Mục lục [Ẩn]

Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều giao dịch dân sự không phải ký kết bằng văn bản như mua bán các mặt hàng nhỏ lẻ để phục vụ cuộc sống hàng ngày hay thỏa thuận về việc giao hàng, thanh toán giữa người mua và người bán… Vậy giao kết hợp đồng miệng có phù hợp với các quy định của pháp luật không? 

Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói không?

Căn cứ Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

“Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.

Như vậy, có thể giao kết hợp đồng bằng miệng. Trong cuộc sống hàng ngày, loại hợp đồng này được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ về hợp đồng bằng lời nói như: Bạn đến hiệu sách để mua đồ dùng học tập cho con, khi đó bạn và chủ cửa hàng sẽ thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán, hình thức đổi trả, bảo hành (nếu có) >> Đó cũng được coi là hợp đồng.

Hợp đồng bằng miệng có hiệu lực không?

Hợp đồng bằng miệng có hiệu lực không?

Tuy nhiên, một số giao dịch mang tính đặc thù như hợp đồng lao động, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng vay vốn… bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản mới có giá trị pháp lý và được pháp luật chấp thuận, bảo vệ.

Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bằng miệng là một hợp đồng dân sự, có giá trị pháp lý như hợp đồng văn bản và được pháp luật thừa nhận. Các bên giao kết hợp đồng dân sự bằng lời nói phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Tuy nhiên, hợp đồng miệng chỉ được sử dụng với các trường hợp mà pháp luật không có quy định cụ thể về loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Hợp đồng miệng có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 401, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Theo quy định trên, kể từ thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói thì hợp đồng chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, căn cứ Khoản 3, Điều 400, Bộ luật dân sự 2015, thì thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng miệng chính thức có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận và thống nhất về nội dung của hợp đồng.

Lưu ý: Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói. (Căn cứ Khoản 4, Điều 400, Bộ luật dân sự 2015).

3 rủi ro khi giao kết hợp đồng miệng

Mặc dù là một hợp đồng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như hợp đồng miệng có nhiều rủi ro mà khách hàng nên cân nhắc trước khi ký kết. Cụ thể:

Dễ xảy ra tranh chấp

Vì giao kết hợp đồng miệng nên nội dung mà các bên đã thỏa thuận không được ghi lại bằng văn bản, rất dễ có tranh chấp xảy ra. Có thể một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết bằng miệng hoặc phá vỡ hợp đồng, gây thiệt hại cho bên còn lại. Trường hợp bên thiệt hại muốn khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình thì rất khó có thể chứng minh các nội dung đã thỏa thuận trước đó. Bên bị kiện có thể bác bỏ các nội dung mà trước đó các bên đã thỏa thuận.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1, Điều 6, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.

Như vậy, nếu muốn khởi kiện thì bạn phải thu thập được chứng cứ gửi cho Tòa án và phải chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình có căn cứ và hoàn toàn hợp pháp. Nếu không có chứng cứ để chứng minh nội dung khởi kiện thì việc khởi kiện sẽ thất bại. Mà việc ký kết hợp đồng miệng sẽ rất khó đưa ra bằng chứng cụ thể trước Tòa. Vì vậy, bên thiệt hại có thể không đòi lại được quyền lợi của mình.

Rủi ro khi ký hợp đồng dân sự bằng lời nói

Rủi ro khi ký hợp đồng dân sự bằng lời nói

Khó xác định nội dung chính xác của hợp đồng

Thông thường, việc giao kết hợp đồng miệng dựa trên sự tin tưởng giữa các bên. Thời điểm giao kết thường chỉ có 2 bên, rất ít khi có người làm chứng. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra dẫn đến việc phải khởi kiện ra Tòa thì các bên sẽ chỉ nói những điều có lợi cho mình sẽ rất đến trường hợp mỗi bên nói một kiểu. Vì vậy, Tòa án cũng gặp rất nhiều khó khăn để xác định nội dung chính xác của hợp đồng miệng làm cơ sở phân giải. Người khởi kiện có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc mà chưa chắc đã đòi được quyền lợi của mình.

Nội dung của hợp đồng không đầy đủ

Việc giao kết hợp đồng bằng lời nói thường được các bên thực hiện nhanh chóng. Vì vậy, các bên thường chỉ trao đổi và thống nhất về nội dung chính của hợp đồng mà không lường trước được các tình huống phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra thì các bên rất khó thống nhất cách xử lý chung vì bên nào cũng muốn đưa ra cách xử lý có lợi nhất cho mình.

Lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng

Trước hết, bạn nên hạn chế giao kết hợp đồng miệng để tránh các rủi ro về sau. Nên sử dụng hợp đồng văn bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp có tranh chấp xảy ra, bạn muốn khởi kiện thì có thể dễ dàng cung cấp bằng chứng cho Tòa án.

Nên ký hợp đồng bằng văn bản để đảm bảo quyền lợi của mình

Nên ký hợp đồng bằng văn bản để đảm bảo quyền lợi của mình

Trường hợp bạn vẫn muốn giao kết hợp đồng miệng thì cần lưu ý một số điều sau:

- Nội dung của hợp đồng phải chi tiết, đầy đủ, cần trao đổi kỹ lưỡng về các tình huống phát sinh có thể xảy ra, cách xử lý, phương án bồi thường với trường hợp phá vỡ hợp đồng...

- Nên quay phim, ghi âm và cần có người làm chứng khi thỏa thuận về nội dung hợp đồng miệng. Nếu sau này có tranh chấp xảy ra thì đó sẽ là bằng chứng giúp bạn đòi lại quyền lợi của mình.

- Giữ lại toàn bộ các hóa đơn hoặc các chứng từ có liên quan đến giao dịch thực hiện để làm bằng chứng để khởi kiện sau này.

Ví dụ: Bạn giao nước ngọt cho một cửa hàng tạp hóa và có thỏa thuận thanh toán tiền hàng vào ngày cuối tháng. Khi thực hiện thỏa thuận bạn nên quay lại video, tìm người làm chứng và giữ lại hóa đơn giao hàng có chữ ký đầy đủ của chủ cửa hàng để khi có tranh chấp xảy ra, nếu buộc phải khởi kiện thì bạn có thể cung cấp chứng cứ cho Tòa án phân giải.

Như vậy, hợp đồng miệng được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Loại hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý nhưng giá trị không cao. Nếu có tranh chấp xảy ra, khó có thể đòi lại quyền lợi của mình nếu bên thiệt hại không thể cung cấp chứng cứ để chứng minh nội dung khởi kiện là đúng sự thật.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *