avatart

khach

icon

Chào hàng là gì? Có bao nhiêu kiểu chào hàng?

Thị trường tài chính

- 26/09/2022

0

Thị trường tài chính

26/09/2022

0

Chào hàng là khái niệm xuất hiện trong Công ước viên 1980 về mua bán trong quan hệ thương mại quốc tế. Vậy chào hàng là gì và có bao nhiêu kiểu chào hàng?

Mục lục [Ẩn]

Chào hàng là gì?

Chào hàng tiếng Anh là Offer, đây là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong văn bản pháp lý và cả các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó văn bản phổ biến và điều chỉnh về chào hàng là Công ước Viên 1980.

Theo quy định tại Điều 14 Công ước Viên có thể hiểu Chào hàng là một đề nghị ký hợp đồng được gửi cho một hay nhiều người, trong đó thể hiện chính xác và nói rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng.

Một đề nghị chỉ được coi là đủ chính xác và thể hiện rõ ý chí của người chào hàng khi nó nêu rõ loại hàng hóa, ấn định rõ ràng số lượng, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay quy định thể thức để xác định các yếu tố này.

chào hàng là gì

Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng

Các kiểu chào hàng phổ biến

 Trong thương mại quốc tế, căn cứ vào các tiêu chí sau, người ta phân loại chào hàng thành từng kiểu riêng biệt:

* Căn cứ vào mức độ chủ động của bên xuất khẩu: Chào hàng được phân loại thành:

  • Chào hàng thụ động: Người bán sẽ tiến hành chào hàng nếu trước đó nhận được yêu cầu/thư hỏi hàng của người mua. Bởi vậy mà nó còn được gọi là trả lời thư hỏi hàng.
  • Chào hàng chủ động: Người bán chủ động chào hàng dù chưa nhận được yêu cầu hay thư hỏi hàng của người mua.

* Căn cứ vào sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng: Chào hàng được phân loại thành:

  • Chào hàng cố định (Firm offer): Được hiểu là việc chào bán một lô hàng nhất định, trong đó có thêm nội dung về thời gian ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị. Trong thời gian hiệu lực của chào hàng cố định nếu bên mua chấp nhận hoàn toàn lời chào hàng thì điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng coi như được kí kết.
  • Chào hàng tự do (Free Offer): Là việc chào bán 1 lô hàng nhất định mà không đi kèm các ràng buộc trách nhiệm cho hai bên, có thể tiến hành chào hàng cho nhiều khách hàng cùng lúc. Trong chào hàng tự do cũng cần ghi rõ đây là chào hàng không cam kết - Offer without engagement. Điều kiện để chào hàng tự do trở thành hợp đồng là khi bên xuất khẩu xác nhận lại của bên bán, đồng thời bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm nếu sau khi chấp nhận chào hàng không kí hợp đồng với bên mua.

mẫu thư chào hàng

Một mẫu thư chào hàng

Chào hàng trong thương mại quốc tế

Chào hàng là một trong những hoạt động phổ biến trong thương mại quốc tế, hiện nay đang được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
Công ước Viên đưa ra các quy định rõ ràng về chào hàng bao gồm thế nào là chấp nhận chào hàng và giá trị pháp lý của nó. 

Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế

Chấp nhận chào hàng là việc bên được chào hàng thể hiện ý chí đồng ý của mình trước đề nghị của bên chào hàng bằng một tuyên bố hay một hành vi thể hiện sự chấp thuận. (Theo Điều 18 Công ước Viên 1980).

Tuy nhiên việc chấp nhận chào hàng cũng có thể bị hủy nếu trước đó bên được chào hàng đã đưa ra thông báo chính thức với bên chào hàng về việc chấp nhận nhưng ngay sau đó lại thay đổi và gửi thông báo hủy chấp thuận cho bên chào hàng. Thông báo này sẽ phải gửi tới bên chào hàng trước hoặc cùng lsc khi chấp nhận có hiệu lực. Ngoài ra, Điều 18 của Công ước cũng chỉ rõ ràng sự im lặng hay việc bất hợp tác sẽ không mặc nhiên được coi là sự chấp nhận.

Giá trị pháp lý của chào hàng

Thông thường chào hàng sẽ có giá trị pháp lý ngay khi nó tới được với người chào hàng. Tuy nhiên nó sẽ không được coi là có giá trị nếu:

  • Nó không đến được với người được chào hàng
  • Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng
  • Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng
  • Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước khi người này gửi đi thông báo chấp nhận chào hàng

Việc xác định giá trị của chào hàng sẽ có tác động đến quá trình giao kết hợp đồng của hai bên. Việc ký kết hợp đồng sẽ chỉ được coi là ký kết nếu chấp nhận chào hàng có hiệu lực. 

Chào hàng trong pháp luật Việt Nam

Như vậy chào hàng được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Trong pháp luật Việt Nam, chào hàng lần đầu xuất hiện trong Luật Thương mại năm 1997, sau đó là Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên đến Luật Thương mại 2005, các quy định về chào hàng không được đề cập chi tiết như trong Luật Thương mại 1997.

Nhìn vào các quy định của Công ước Viên có thể thấy chào hàng chính là một đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một đề nghị giao kết. Bởi vậy mà nó còn được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2015.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp quốc (CISG) nên các quy định về chào hàng tại Việt Nam vừa tuân theo Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành vừa phù hợp với tinh thần của Công ước Viên 1980.

Chào hàng là một trong những hoạt động phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế, được xem là tiền đề quan trọng cho việc giao kết hợp đồng. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *