avatart

khach

icon

Tài chính công là gì? Đặc điểm và vai trò của tài chính công

Thị trường tài chính

- 31/08/2022

0

Thị trường tài chính

31/08/2022

0

Tài chính công là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu vai trò của chính phủ thông qua hoạt động phân tích tác động thu, chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế xã hội. Vậy khái niệm tài chính công là gì?

Mục lục [Ẩn]

Tài chính công ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, khái niệm tài chính công đã xuất hiện trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1989 cho đến nay.

Tài chính công là gì?

Tài chính công (tiếng Anh là Public Finance) là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành; phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tài chính công. Nguồn thu của ngân sách nhà nước chủ yếu được lấy từ thuế và từ mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Chi tiêu của ngân sách nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước.

tài chính công

Tài chính công được hiểu như thế nào?

Các thành phần của tài chính công

Các thành phần của tài chính công cấu thành và giữ ổn định cho các hoạt động tài chính công. Tài chính công bao gồm các thành phần chính như sau: 

  • Thu thuế: Nguồn thu chính của chính phủ
  • Ngân sách: Kế hoạch về những gì Chính phủ dự định chi tiêu trong một năm tài chính.
  • Các khoản chi tiêu: Bao gồm tất cả các khoản mà chính phủ thực sự chi tiền.
  • Thâm hụt/thặng dư: Các khoản chi tiêu của Chính phủ nhiều hơn thì doanh thu sẽ bị thâm hụt. Các khoản chi tiêu của chính phủ ít hơn thì số tiền thu được từ thuế sẽ đạt thặng dư.
  • Nợ công: Trong trường hợp chính phủ bị thâm hụt sẽ tài trợ một khoản bằng cách vay tiền và ghi vào khoản nợ quốc gia.

Yếu tố quyết định sự ra đời của tài chính công

Sự ra đời của tài chính công chịu sự tác động và quyết định của 2 yếu tố sau:

  • Nhà nước: Nhà nước tổ chức quản lý kinh tế, xã hội và trấn áp sự bạo lực xảy ra phục vụ cho nhà nước. Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An là 2 cơ quan chính phục vụ nhà nước.
  • Nền kinh tế hàng hóa tiền tệ: Tất cả các hoạt động thu chi mỗi ngày từ nhà nước đi liền với việc tạo lập và sử dụng tài chính công nhằm đáp ứng cho việc cung cấp hàng hóa cho toàn xã hội.

Đặc điểm của tài chính công

Nét đặc thù về sự đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của hoạt động tài chính công là nhân tố quyết định đến đặc điểm của tài chính công. Theo đó, đặc điểm của tài chính công như sau:

  • Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước: Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ công, đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước.
  • Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng: Phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
  • Không lượng hóa được hiệu quả của hoạt động thu, chi tài chính công: Do tính chất không phải là những  chi  tiêu  gắn  liền  trực  tiếp  với  các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở nên không thể đánh giá chính xác. Hiệu quả chỉ có thể xác định tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp,...
  • Phạm vi hoạt động rộng: Hoạt động thu, chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể kinh tế cũng như các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng văn hóa…
  • Nguồn thu nhập của tài chính công: Được lấy thông qua các nguồn khác nhau từ trong nước và nước ngoài, dựa vào nhiều lĩnh vực từ sản xuất, lưu thông đến phân phối. Nguồn thu nhập này có đặc trưng là gắn chặt với kết quả của quá trình hoạt động kinh tế trong nước, sự vận động của giá cả, mức thu nhập, lãi suất...

đặc điểm của tài chính công

Các hoạt động thu và chi của tài chính công

Chức năng và vai trò của tài chính công

Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ trong quá trình tổng phân phối nguồn lực tài chính quốc gia. Tài chính công sẽ có những chức năng và vai trò cơ bản liên quan đến hoạt động.

Chức năng của tài chính công

Tài chính công có ba chức năng cơ bản như sau:

  • Chức năng phân bổ nguồn lực: Nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của các chủ thể công được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã  định sẵn của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
  • Chức năng tái phân phối thu nhập: Công bằng về kinh tế là yêu cầu cần thiết của nền kinh tế thị trường. Tài chính công thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội nhằm mục đích công bằng xã hội trong phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.
  • Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Tài chính công thực hiện chức năng bình ổn những biến động kinh doanh trong những thời kỳ bùng nổ và suy thoái. Hoạt động này nhằm điều chỉnh lại quá trình phân phối các nguồn lực tài chính và xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp  lý  của  các quá  trình phân phối đó trong mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

Vai trò của tài chính công

Không chỉ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế, đáp ứng các nhiệm vụ nhà nước cần thực hiện mà tài chính công còn có vai trò động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính trong xã hội. Theo đó, 3 vai trò quan trọng của tài chính công cụ thể:

Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động

  • Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính
  • Phân phối các nguồn tài chính
  • Kiểm tra giám sát

Đảm bảo hệ thống tài chính

  • Chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước
  • Hướng dẫn các hoạt động của tài chính phi Nhà nước
  • Điều chỉnh các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

Thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô

  • Phát triển kinh tế của tài chính nhà nước.
  • Đảm bảo công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
  • Giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Nội dung của tài chính công

Nội dung của tài chính công được thể hiện rõ ràng nhất qua những khía cạnh như sau:

  • Ngân sách nhà nước: giữ vai trò chủ đạo trong tài chính công, thực hiện qua các hoạt động thu và chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được chia thành cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương.
  • Tín dụng nhà nước: Bao gồm các hoạt động đi vay và cho vay của nhà nước và được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết như phụ cấp cho cá nhân, đi vay,...
  • Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước: Cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

nội dung của tài chính công

Hoạt động phân tích các nội dung trong tài chính công

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến tài chính công

Quản lý tài chính công là gì?

Quản lý tài chính công là quản lý toàn bộ hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, thực thi. Quản lý tài chính công phản ánh các mối quan hệ được phát sinh qua quá trình xây dựng và sử dụng các hệ thống quỹ công. 

Đối tượng của quản lý tài chính công là các hoạt động của tài chính công, bao gồm:

  • Hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính công.
  • Hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công.

Cải cách tài chính công là gì?

Cải cách tài chính công là cải cách các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, thông qua đó tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công trên các lĩnh vực.

Việc cải cách tài chính công phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện thể chế kinh tế với lộ trình với thời cơ, thách thức và các cam kết hội nhập nhằm đảm bảo sự đồng bộ từ tư duy, cơ chế, chính sách đến bộ máy và hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Sự khác nhau giữa tài chính công và tài chính tư 

Tiêu chí

Tài chính công 

Tài chính tư (tài chính của các tổ chức)

Mục đích

Duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước để đảm nhiệm hiệu quả các chức năng của Nhà nước đối với xã hội - kinh tế. Đảm bảo sự tồn tại vững chắc của quốc gia về phương diện chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội cho công dân của mình.

Đảm bảo lợi nhuận hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân về phương diện tài chính, phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng sống của tổ chức, cá nhân.

Cơ chế thực hiện

Thực hiện thông qua cơ chế quyền lực nhà nước.

Thực hiện thông qua các quyết định của tổ chức, cá nhân.

Nguồn vốn

Nhờ vào các đóng góp không hoàn trả của tổ chức, cá nhân như nguồn vốn và các hình thức khác và được phân bổ lại cho xã hội.

Nhờ vào sự thu nhập cá nhân và hạn chế sự phân bổ ra xã hội.

Nguyên tắc hoạt động

Hoạt động công khai, minh bạch và dân chủ

Hoạt động công khai nhưng với yêu cầu thấp hơn.

Tài chính công phản ánh vào trò của chính phủ thông qua các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó giúp cân bằng và phát triển nền kinh tế  - xã hội của đất nước.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *