avatart

khach

icon

Chiến lược chi phí thấp là gì? Ưu, nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Thị trường tài chính

- 14/06/2023

0

Thị trường tài chính

14/06/2023

0

Chiến lược chi phí thấp là chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình kinh doanh với mong muốn tối ưu chi phí và nhận được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Mục lục [Ẩn]

Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (Low cost strategy) là một trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chi phí thấp hơn với các đối thủ cạnh tranh.

Mục đích của doanh nghiệp là chú trọng vào tâm lý và xu hướng lựa chọn sản phẩm có chi phí rẻ hơn của khách hàng, để từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Thời gian đầu khi mới xuất hiện tại Việt Nam, Grab cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ đã thực hiện chiến lược chi phí thấp. Khách hàng có thể đặt xe dễ dàng qua một ứng dụng được cài đặt tren điện thoại với chi phí thấp nhất vừa có nhiều ưu đãi giảm giá. Bởi vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, Grab đã "thắng thế" trước các hãng taxi và xe ôm truyền thống.

chiến lược chi phí thấp là gì

Chiến lược chi phí thấp giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều tài sản

Các yếu tố cần thiết để triển khai chiến lược chi phí thấp

Điểm quan trọng nhất của chiến lược này chính là việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá thành thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Để triển khai được điều này đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố và quá trình như:

  • Tiếp cận vốn đầu tư
  • Hiệu quả trong hệ thống sản xuất
  • Nâng cao năng lực chuyên môn để cải thiện quy trình sản xuất
  • Có được nguyên liệu thô với chi phí thấp
  • Chi phí thuê lao động thấp
  • Khả năng thuê ngoài

Nội dung của chiến lược chi phí thấp

Để tạo ra lợi thế về chi phí so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm cách giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Có hai cách thức để doanh nghiệp có thể thực hiện là:

  • Quản trị hiệu quả chi phí hoạt động chuỗi giá trị
  • Điều chỉnh chuỗi giá trị tổng thể của công ty, loại bỏ các hoạt động tạo thêm nhiều chi phí sản xuất.

Đối với mỗi cách thức, doanh nghiệp có thể vận dụng kết hợp các biện pháp để tạo ra hiệu quả như mong muốn.

* Quản trị chi phí của các hoạt động chuỗi giá trị

Doanh nghiệp phải tính toán để tìm ra cách thức tiết kiệm chi phí trong tất cả các khâu sản xuất để giảm thiểu tối đa mà không làm thay đổi giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Thiết lập các cơ sở có quy mô hiệu quả, mở rộng tối đa quy mô hoạt động.
  • Tận dụng tối đa các hiệu ứng đường cong kinh nghiệm.
  • Kiểm soát các loại chi phí sản xuất, đồng thời giảm thiểu chi phí bán, R&D và dịch vụ.
  • Hợp tác với các nhà cung cấp để giảm thiểu các khoản chi phí như hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, chi phí xử lý vật liệu… để từ đó nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.
  • Cố gắng sử dụng chi phí đầu vào thấp hơn ở tất cả các khâu.
  • Tận dụng các lợi thế sẵn có của doanh nghiệp trong hoạt động đàm phán để đạt được nhiều lợi ích về giá cả, cũng như các điều kiện giao dịch với bên cung ứng, từ đó giảm thiểu một số khoản chi phí.
  • Ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất tổng thể, cải tiến hóa quy trình để giảm thiểu chi phí.

quản trị chiến lược chi phí thấp

Việc quản trị các loại chi phí giúp cho chiến lược chi phí thấp trở nên hiệu quả hơn

* Điều chỉnh chuỗi giá trị để giảm chi phí

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất, lược bỏ một số quy trình hoặc công việc gây tốn kém để giảm chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Có thể thực hiện bằng một số phương pháp như:

  • Đẩy mạnh các hoạt động marketing/bán hàng trực tiếp để loại bỏ các hoạt động và chi phí cho nhà phân phối và đại lý. 
  • Bố trí cơ sở sản xuất gần với bên cung cấp hoặc khách hàng, từ đó giảm các loại chi phí vận chuyển, hạn chế các chi phí về lưu kho, xuất kho hàng hóa.
  • Tối ưu hóa quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, giảm thiểu các hoạt động không quan trọng để cắt giảm chi phí.

Ưu, nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Khi nhìn nhận bất cứ chiến lược kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần xem xét cả hai khía cạnh là ưu điểm và nhược điểm. Chỉ khi xem xét đầy đủ từng yếu tố, mới có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình.

Ưu điểm

Chiến lược chi phí thấp đem đến cho doanh nghiệp các lợi ích như:

  • Chi phí sản xuất bỏ ra thấp hơn khiến cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, tăng thêm nhiều lợi nhuận. 
  • Chiến lược chi phí thấp giúp cho doanh nghiệp có lợi thế hơn trong việc đặt giá, đồng thời có thể bảo vệ doanh nghiệp khỏi các đối thủ cạnh tranh nhờ lợi thế về chi phí của mình.
  • Doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng ít hơn nếu bên cung cấp tăng giá hay khách hàng ép giá dựa vào sức mạnh của người mua.
  • Có sức cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ khác, cản trở doanh nghiệp khác gia nhập vào thị trường.

Nhược điểm

Tuy đem đến nhiều lợi ích nhưng chiến lược chi phí thấp vẫn có thể đem đến một số rủi ro cho doanh nghiệp như:

  • Việc quá tập trung vào cắt giảm chi phí để tăng doanh thu và thị phần có thể khiến cho doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận như mục tiêu.
  • Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể dễ dàng bắt chước chuỗi giá trị, từ đó triệt tiêu các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được. 
  • Quá tập trung vào cắt giảm chi phí có thể làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu đối với khách hàng. Cắt giảm chi phí trong khâu sản xuất có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể mất đi một bộ phận khách hàng chú trọng vào giá trị sản phẩm. Do đó doanh nghiệp không nên chỉ chăm chú vào chi phí mà còn phải tập trung tạo ra các giá trị bền vững từ sản phẩm và thương hiệu.
  • Các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, sự phát triển và thay đổi của công nghệ… có thể làm triệt tiêu các lợi thế về chi phí của doanh nghiệp.

Chiến lược chi phí thấp được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi các ưu thế mà nó đem lại trong quá trình sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần thận trọng để hạn chế tối đa các rủi ro từ chiến lược này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *