avatart

khach

icon

Ngân hàng trung ương Việt Nam là gì? Nhiệm vụ, vai trò của Ngân hàng Trung ương Việt Nam

Thị trường tài chính

- 06/09/2022

0

Thị trường tài chính

06/09/2022

0

Ngân hàng trung ương Việt Nam chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển nền kinh tế.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng trung ương Việt Nam là gì?

Ngân hàng trung ương Việt Nam hay còn hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một tổ chức tài chính được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Ngân hàng trung ương Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước, có trụ sở chính ở Hà Nội (thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Trung ương Việt Nam

Ngân hàng Trung ương Việt Nam được hình thành và phát triển theo các mốc thời gian và từng giai đoạn với các nhiệm vụ, chức năng cụ thể:

  • Ngày 6 tháng 5 năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
  • Giai đoạn năm 1955 - 1975: hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.
  • Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
  • Giai đoạn 1975-1985: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
  • Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. 
  • Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
  • Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) cũng như các bộ luật liên quan khác

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương tại Việt Nam

Nhiệm vụ và vai trò của Ngân hàng Trung ương Việt Nam

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ và vai trò như sau:

Nhiệm vụ

Theo Điều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:

  • Đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền và tổ chức, điều hành thị trường tiền tệ; đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
  • Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
  • Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý các vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
  • Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
  • Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng.
  • Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,...

Vai trò

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Ổn định kinh tế vĩ mô:

  • Kiềm chế và giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định, bảo đảm an sinh xã hội.
  • Bình ổn thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng:

  • Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ và đảm bảo cho các hoạt động phân bổ nguồn vốn tiết kiệm, cung cấp phương tiện thanh toán cho các hoạt động kinh tế, thương mại của ngân hàng diễn ra an toàn, phòng tránh các khủng hoảng.
  • Giúp xử lý kịp thời các khủng hoảng để giảm nguy cơ lây lan thành khủng hoảng hệ thống

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 6 đơn vị là tổ chức sự nghiệp bao gồm:

  • Vụ Chính sách tiền tệ: Có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật. 
  • Vụ Dự báo thống kê: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
  • Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
  • Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. 
  • Vụ Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng công trình của Ngân hàng Nhà nước; quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng công trình của ngành Ngân hàng.
  • Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác tổ chức và biên chế; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Thi đua - Khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  • Vụ Truyền thông: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
  • Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc trong công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước; quản lý hoạt động văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  • Cục Công nghệ thông tin: Tham mưu, giúp Thống đốc trong công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước; quản lý hoạt động văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  • Cục Phát hành và Kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật.
  • Cục Quản trị: Giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý về tài sản công (không bao gồm tài sản đã giao đơn vị sự nghiệp tự chủ) được Thống đốc giao và công tác quản trị, phục vụ hậu cần của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gồm: quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo vệ, an ninh, trật tự an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
  • Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.
  • Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
  • Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:  Là các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
  • Viện Chiến lược ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  • Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin tín dụng, đăng ký tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tín dụng và phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Thời báo Ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; là cơ quan ngôn luận, diễn đàn về xã hội và hoạt động ngân hàng, có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của ngành Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
  • Tạp chí Ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng, có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
  • Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ngân hàng Nhà nước và của ngành Ngân hàng.
  • Học viện Ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng và các ngành, chuyên ngành khác khi được cấp có thẩm quyền quyết định.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước

Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước

Các cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định và được thực hiện bởi sự điều phối của Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Theo đó: 

  • Thống đốc ngân hàng nhà nước: Là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đương nhiệm là Bà Nguyễn Thị Hồng.
  • Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Là người hỗ trợ và trực tiếp thực hiện các quyết định của Thống đốc đưa ra. Hiện nay, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm bao gồm:
    • Đào Minh Tú
    • Nguyễn Kim Anh
    • Đoàn Thái Sơn
    • Phạm Tiến Dũng
    • Phạm Thanh Hà

Trải qua các thời kỳ, Ngân hàng Trung ương Việt Nam được điều hành bởi các Thống đốc sau: 

  • Nguyễn Lương Bằng: từ 05/1951 đến 04/1952.
  • Lê Viết Lượng: từ 05/1952 đến 07/1964.
  • Tạ Hoàng Cơ: từ 08/1964 đến 1974.
  • Đặng Việt Châu: từ 1974 đến 1976.
  • Hoàng Anh: từ 1976 đến 03/1977.
  • Trần Dương: từ 04/1977 đến 02/1981.
  • Nguyễn Duy Gia: từ 03/1981 đến 06/1986.
  • Lữ Minh Châu:từ 07/1986 đến 05/1989.
  • Cao Sĩ Kiêm: từ 06/1989 đến 10/1997.
  • Nguyễn Tấn Dũng: từ 05/1998 đến 12/1999.
  • Lê Đức Thúy: từ 12/1999 đến 08/2007.
  • Nguyễn Văn Giàu: từ 08/2007 đến 08/2011.
  • Nguyễn Văn Bình: từ 08/2011 đến 04/2016.
  • Lê Minh Hưng: từ 04/2016 đến 11/2020.

Mức lãi suất ngân hàng trung ương Việt Nam hiện nay

Mức lãi suất ngân hàng trung ương Việt Nam được quy định và hiện hành theo mức lạm phát nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Mức lãi suất hiện hành cụ thể như sau:

Loại lãi suất

Giá trị

Lãi suất tái chiết khấu

2,500%

Lãi suất tái cấp vốn

4,000%

Ngân hàng trung ương Việt Nam là định chế tài chính quan trọng giúp ổn định tiền tệ và nền kinh tế ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng xây dựng ngân hàng trung ương phát triển vững mạnh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *