avatart

khach

icon

Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và tại Việt Nam

Thị trường tài chính

- 28/09/2022

0

Thị trường tài chính

28/09/2022

0

Chống bán phá giá không chỉ xuất hiện trong các Hiệp định và công ước quốc tế mà còn là nội dung quan trọng của pháp luật Việt Nam về hoạt động thương mại quốc tế.

Mục lục [Ẩn]

Chống bán phá giá là gì?

Muốn hiểu rõ khái niệm chống bán phá giá, cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan trong thương mại quốc tế.

Bán phá giá là khái niệm xuất hiện nhiều trong quan hệ thương mại và pháp luật quốc tế, chỉ hành vi bán một sản phẩm ra thị trường với mức giá thông thường của sản phẩm đó. Bán phá giá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại của đất nước, thậm chí là cả thị trường.

chống bán phá giá là gì

Chống bán phá giá là biện pháp mà Nhà nước áp dụng để bảo vệ nền thương mại nội địa

Bởi vậy, các quốc gia thường xây dựng cho mình các chính sách để phòng chống bán giá giá.

Chống bán phá giá là các biện pháp phòng vệ thương mại mà Nhà nước sử dụng để ngăn chặn, giảm thiểu ảnh hưởng của việc bán phá giá lên thị trường. WTO đã ban hành nhiều Hiệp định về chống bán phá giá, ngoài ra thì mỗi quốc gia lại có những chính sách riêng về vấn đề này.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ hiện tượng bán phá giá nào cũng được xem là căn cứ để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Theo WTO thì chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi nó đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ phá giá không thấp hơn 2%.
  • Ngành sản xuất sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu chịu thiệt hại đáng kể, hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể đến ngành sản xuất trong nước.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại do nó gây ra. 

Quy định của WTO về chống bán phá giá

Bán phá giá được xem là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ thương mại quốc tế. Nhận thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng mà hành vi này gây ra, WTO liên tục đưa ra các quy định và biện pháp để ngăn chặn hành vi này.

Hiệp định chống bán phá giá

Hiện nay nguyên tắc và nội dung về chống bán phá giá được WTO quy định tại 2 văn bản là:

Trong đó Hiệp định ADA có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là sự cụ thể và chi tiết hóa các nguyên tắc được đề cập đến trong Hiệp định GATT. Nội dung của hiệp định ADA xoay quanh các vấn đề như:

  • Các quy tắc về chống bán phá giá
  • Điều kiện áp dụng chống bán phá giá
  • Quy trình thực hiện thủ tục kiện → điều tra → áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Ngoài các quy định trên thì mỗi quốc gia lại xây dựng các quy định và hành lang pháp lý riêng về chống bán phá giá, tuy nhiên phải phù hợp với tinh thần của Hiệp định GATT và Hiệp định ADA. 

Các biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định của WTO thì chống bán phá giá là biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy trình sau: Khiếu kiện → điều tra →  kết luận →  áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Hiện nay có hai biện pháp chống bán phá giá được áp dụng là:

* Thứ nhất, áp dụng thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là các khoản thuế bổ sung, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, được sử dụng để đánh vào các sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước đó.

* Thứ hai, áp dụng các biện pháp tự vệ 

Các biện pháp tự vệ hay còn gọi là các biện pháp tạm thời, được áp dụng để hạn chế tạm thời việc nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa mà việc nhập khẩu chúng sẽ gây ra/đe dọa gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng thông qua các hình thức như thuế tạm thời, hạn chế nhập khẩu, áp dụng dưới hình thức đảm bảo bằng tiền đặt cọc…

Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:

  • Đã thực hiện việc điều tra theo đúng quy định của Hiệp định ADA, việc điều tra này phải được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan.
  • Kết luận sơ bộ về việc điều tra đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và hành vi này có thể dẫn đến sự tổn hại cho ngành sản xuất trong nước.
  • Có kết luận từ các cơ quan có thẩm quyền về việc cần phải áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.

quy định của WTO về chống bán phá giá

WTO không khuyến khích các biện pháp chống bán phá giá

Chống bán phá giá trong pháp luật Việt Nam

Chống bán phá giá không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật quốc tế mà còn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật Việt Nam.

Quy định của pháp luật về chống bán phá giá

Xuất, nhập khẩu là một trong những ngành quan trọng của ngoại thương Việt Nam, bởi vậy mà nước ta vô cùng chú trọng đến việc vừa bảo vệ vừa phát triển ngành xuất, nhập khẩu bền vững.

Việt Nam tham gia vào nhiều công ước và hiệp định quốc tế về chống bán phá giá, trong đó có Hiệp định GATT và ADA. Cùng chung tinh thần với WTO, chống bán phá giá hay biện pháp chống bán phá giá được hiểu là các biện pháp áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Chống bán phá giá hiện nay được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

và một số thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì hiện nay Việt Nam, các biện pháp chống bán phá giá đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:

  • Áp dụng thuế chống bán phá giá
  • Áp dụng cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá

Như vậy, về cơ bản các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam có cùng tinh thần với Hiệp định chống bán phá giá ADA, đồng thời được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện trong nước.

* Điều kiện áp dụng

Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ được xác định cụ thể (tối thiểu từ 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam).
  • Việc nhập khẩu loại hàng hóa này có thể gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đến ngành sản xuất trong nước.

* Trình tự áp dụng các biện pháp chống phá giá

Việc áp dụng các biện pháp chống phá giá sao cho phù hợp sẽ do các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên các biện pháp này sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

  • Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
  • Áp dụng biện pháp cam kết
  • Áp dụng thuế chống bán phá giá

Một số câu hỏi về chống bán phá giá

* Vụ kiện chống bán phá giá là gì?

Vụ kiện chống bán phá giá là cách gọi của Việt Nam, chỉ quy trình kiện - điều tra - kết luận - áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà nước nhập khẩu tiến hành khi có những nghi ngờ rằng một loại hàng hóa nào đó bị bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất.

Vụ kiện chống bán phá giá không phải là thủ tục tố tụng như nhiều người vẫn nghĩ mà thực chất là các thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

* Biên độ phá giá được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại thì biên độ bán phá giá được xác định bằng một trong các cách sau:

  • So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu
  • So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở của từng giao dịch
  • So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở của từng giao dịch, với điều kiện phải tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.

* Khi nào được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

Trường hợp được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá là:

  • Hàng hóa nhập khẩu có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

* Với các mặt hàng mà Việt Nam không xuất khẩu nhiều có thể bị kiện chống bán phá giá không?

WTO có quy định loại trừ trách nhiệm đối với nước đang phát triển, cụ thể là nước nhập khẩu sẽ không được tiến hành điều tra, đồng thời cũng không được áp thuế đối kháng với một nước đang phát triển mà có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu.

Là một quốc gia đang phát triển, do đó nếu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu trên thì sẽ được hưởng quy chế đó.

Tuy nhiên cần chú ý là nếu tổng lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3% mà chiến trên 7% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu, thì quy chế trên sẽ không có hiệu lực.

Chống bán phá giá là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *