Hiệp định Marrakesh là gì và được ký kết như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Hiệp định Marrakesh là gì?
Hiệp định Marrakesh (Marrakesh agreement) là thỏa thuận quốc tế được ký kết tại Marrakesh, Morocco bởi 123 quốc gia và vùng lãnh thổ vào này vào ngày 15/4/1994. Hiệp định Marrakesh là cơ sở để hình thành Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Hiệp định này được coi là mang tính chất lịch sử bởi đánh dấu kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm, cũng đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiệp định Marrakesh được phát triển từ các nội dung của Hiệp định GATT và một số nội dung khác, đề cập đến những lĩnh vực như thương mại dịch vụ, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ, rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại và thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp.
Cấu trúc của Hiệp định
Hiệp định Marrakesh quy định về việc tổ chức và hoạt động của WTO trong 16 điều, trong đó đề cập đến các nội dung như sau:
- Phạm vi hoạt động của WTO
- Chức năng của WTO
- Cơ cấu tổ chức của WTO
- Ngân sách và đóng góp ngân sách hoạt động WTO
- Địa vị của WTO trên trường quốc tế
- Quá trình ra quyết định tại WTO
- Quá trình sửa đổi các nội dung của Hiệp định
- Việc gia nhập WTO
Hiệp định Marrakesh là cơ sở để thành lập tổ chức WTO
Mục tiêu của WTO
Theo Hiệp định Marrakesh, WTO được thành lập với các mục tiêu sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa, dịch vụ trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển ổn định và bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển của các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương sao cho phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế. Bảo đảm lợi ích cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển và khuyến khích những quốc gia này hội nhập vào kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức sống và tạo việc làm cho người dân của các nước thành viên, bảo đảm các quyền liên quan đến lao động cho họ.
Cơ cấu của WTO theo Hiệp định Marrakesh
Hiệp định Marrakesh cũng đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức của WTO, bao gồm 3 cấp:
- Các cơ quan lãnh đạo chính trị
- Các cơ quan thừa hành
- Ban Thư ký
* Cơ quan lãnh đạo chính trị
Cơ quan này có thẩm quyền ra các quyết định quan trọng của WTO bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại.
- Hội nghị Bộ trưởng: Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của WTO, họp hai năm một lần và bao gồm đại diện của tất cả các thành viên.
- Đại Hội đồng: Bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khóa họp của Hội nghị Bộ trưởng thì các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại hội đồng đảm nhiệm.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại: Chức năng này sẽ do Đại hội đồng đảm nhiệm đồng thời.
* Cơ quan thừa hành
Các cơ quan thừa hành có nhiệm vụ giám sát thực thi các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS.
* Ban Thư ký
Ban Thư ký của WTO bao gồm khoảng 500 viên chức, do Tổng Giám đốc lãnh đạo, vị trí này sẽ được Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm và quy định các nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, điều kiện và thời hạn phục vụ.
Hiệp định Marrakesh có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị và lịch sử, đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là tiền đề và căn cứ để WTO đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Trên đây là các thông tin về Hiệp định Marrakesh, đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất