avatart

khach

icon

Hiệp định RCEP là gì? Kết quả thực hiện Hiệp định RCEP trong thời gian qua

Thị trường tài chính

- 08/09/2022

0

Thị trường tài chính

08/09/2022

0

Hiệp định RCEP tuy mới được đưa vào thực thi không lâu nhưng đã đem lại nhiều kết quả tích cực đối với Việt Nam. Vậy Hiệp định RCEP là gì?

Mục lục [Ẩn]

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại mới nhất mà Việt Nam tham gia trong thời gian qua, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thương mại và hội nhập quốc tế. 

Hiệp định RCEP là gì?

Hiệp định RCEP là viết tắt của Regional Comprehensive Economic Partnership, đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện được ký kết bởi ASEAN và 5 quốc gia đối tác bên ngoài bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Quá trình đàm phán Hiệp định RCEP bắt đầu từ tháng 5/2013, thời điểm đó Ấn Độ cũng là một trong những thành viên tham gia đàm phán. Tuy nhiên khi quá trình này cơ bản hoàn tất vào cuối năm 2019 thì Ấn Độ tuyên bố rút khỏi Hiệp định.

Cuối cùng vào ngày 15/11/2020 Hiệp định RCEP chính thức được ký kết trực tuyến tại Hà Nội nhân Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37. Hiệp định có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 01/01/2022.

Đây cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa ASEAN và 3 nền kinh tế lớn nhất của châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời đại hiện tại.

quá trình hình thành hiệp định rcep

Quá trình hình thành Hiệp định RCEP

Mục tiêu và đặc điểm của Hiệp định RCEP

* Mục tiêu của Hiệp định

RCEP được ký kết với mục tiêu thiết lập nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi tại khu vực Đông Á, từ đó hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA).

Các quốc gia thành viên hy vọng và cùng chung tay để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển thương mại và đầu tư, đem đến cơ hội việc làm cho người dân trong khu vực, từ đó cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung.

* Đặc điểm của Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP mang các đặc điểm sau:

- Đây là một hiệp định hiện đại: Các nội dung được xây dựng trong Hiệp định không chỉ thể hiện đây là một hiệp định thương mại tự do mà còn thể hiện những thực tiễn thương mại mới nổi, đang thay đổi.

Đặc biệt, hiệp định chú trọng đến những nội dung kinh tế của thời đại mới như thương mại điện tử, tiềm năng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cùng với sự phát triển sâu rộng của chuỗi giá trị khu vực và những phức tạp trong cạnh tranh.

- Đây là một hiệp định toàn diện: Ngoài những lĩnh vực thường thấy, RCEP còn đề cập đến rất nhiều lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa mà trước đây chưa từng xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do của ASEAN. Một số quy tắc cụ thể đáng chú ý liên quan đến thương mại hàng hóa gồm:

  • Quy tắc xuất xứ
  • Thủ tục hải quan
  • Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật
  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá mức độ phù hợp
  • Các biện pháp phòng vệ thương mại

Ngoài lĩnh vực thương mại hàng hóa, Hiệp định RCEP còn đề cập đến thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thể chế pháp lý bao gồm cả nội dung giải quyết tranh chấp…

- Đây là một hiệp định chất lượng cao. RCEP có các nội dung quy định về việc hỗ trợ các bên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cho phép các bên tiếp cận thị trường để phát triển thương mại và đầu tư. Ngoài ra Hiệp định RCEP thúc đẩy cạnh tranh bằng việc thúc đẩy tăng năng suất bền vững, có trách nhiệm và mang tính xây dựng.

- Đây là hiệp định mà đôi bên cùng có lợi. Các thành viên tham gia vào Hiệp định RCEP có trình độ phát triển kinh tế đa dạng, bởi vậy mà Hiệp định được thiết kế và xây dựng để các bên có thể hỗ trợ và mang lại lợi ích lẫn nhau.

Các quốc gia có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển sẽ được hưởng các ưu đãi linh hoạt và đặc biệt hơn so với những nước phát triển. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các nền kinh tế phát triển không được hưởng lợi.

Hiệp định đã xây dựng những cam kết để giúp các bên tối đa hóa lợi ích khi tham gia.

Nội dung cơ bản của Hiệp định RCEP

* Về cơ cấu của Hiệp định

RCEP bao gồm 20 chương và 04 phụ lục (bao gồm các Biểu/Danh mục cam kết của từng nước thành viên về thuế quan, dịch vụ, đầu tư, di chuyển thể nhân), cụ thể:

  • Chương I: Các Điều khoản ban đầu và định nghĩa chung
  • Chương II: Thương mại hàng hóa
  • Chương III: Quy tắc xuất xứ (ROO)
  • Chương IV: Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại
  • Chương V: Các biện pháp vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
  • Chương VI: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp 
  • Chương VII: Phòng vệ thương mại
  • Chương VIII: Thương mại Dịch vụ (bao gồm phụ lục về dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyên nghiệp)
  • Chương IX: Di chuyển tạm thời về thể nhân
  • Chương X: Đầu tư
  • Chương XI: Sở hữu trí tuệ
  • Chương XII: Thương mại điện tử
  • Chương XIII: Cạnh tranh
  • Chương XIV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Chương XV: Hợp tác kinh tế và kỹ thuật
  • Chương XVI: Mua sắm công
  • Chương XVII: Các ngoại lệ và các điều khoản chung
  • Chương XVIII: Các điều khoản về thể chế
  • Chương XIX: Giải quyết tranh chấp
  • Chương XX: Các điều khoản cuối cùng

* Về nội dung chính:

Nội dung chính của Hiệp định RCEP xoay quanh các quy định về giảm thiểu hàng rào thuế quan và quan liêu. Cụ thể bao gồm việc thống nhất các quy tắc về xuất xứ hàng hóa, tạo điều kiện để chuỗi cung ứng quốc tế và trao đổi hàng hóa trong khu vực diễn ra thuận tiện.

Ngoài ra hiệp định cũng đưa ra các quy định về việc cấm một số loại thuế quan nhất định, tuy nhiên không quá tập trung vào các nội dung như bảo vệ môi trường, công đoàn hay trợ cấp chính phủ.

Kết quả thực hiện Hiệp định RCEP trong thời gian qua

Tuy mới được đưa vào thực thi trong vòng 6 tháng nhưng Hiệp định RCEP đã mang đến những kết quả khả quan cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, cụ thể như sau:

* Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu:

- Về xuất khẩu:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm:

  • Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên đạt 70,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đạt 26,2 tỷ USD, 12,1 tỷ USD và 11,4 tỷ USD, mức tăng trưởng cũng lần lượt là 6,6%, 17,1% và 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên thuộc RCEP đều có mức tăng trưởng dương.
  • Ngành được hưởng nhiều ưu đãi từ Hiệp định này là dệt may và thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này sang Nhật Bản có sự tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, dệt may đạt khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 6% và thủy sản đạt khoảng 800 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước.

hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện hiệp định rcep

Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị để triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu quả

- Về nhập khẩu

  • Nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực RCEP đạt 135,8 tỷ USD, chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
  • Có cơ hội tiếp cận nguồn cung nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị… với chất lượng và nhiều ưu đãi tốt.

* Đối với thu hút đầu tư nước ngoài

Theo Cục đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm:

  • Vốn đầu tư đăng ký cấp mới của các nước thành viên RCEP tại Việt Nam đạt 2,56 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn đăng ký mới.
  • Nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ 4 quốc gia Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm 99,6% tổng số vốn đầu tư của khu vực.

Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia Hiệp định

Tuy Hiệp định RCEP mang đến rất nhiều lợi ích và kết quả tích cực nhưng đồng thời cũng đem đến những sức ép không hề nhỏ. Cụ thể:

  • Tự do thương mại đồng thời đem đến sức ép về cạnh tranh hàng hóa đối với kinh tế nội địa, không chỉ diễn ra trên thị trường xuất khẩu mà còn ở thị trường nội địa. Sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng của hàng ngoại khiến cho nhiều sản phẩm nội địa gặp khó khăn, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới phương pháp kinh doanh, nâng cao năng lực để bắt kịp với xu thế của thị trường.
  • Hàng hóa Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn.
  • Việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp sang các nước thuộc RCEP có thể gặp phải nhiều hạn chế do sự chênh lệch về nguồn nhân lực giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
  • Các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng hơn đến sự chỉn chu trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Làm việc trong môi trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải nắm chắc các kiến thức về pháp luật, không chỉ trong nước mà còn bao gồm quốc tế. Trong khi đó, năng lực thực tế của một số doanh nghiệp về vấn đề này, đặc biệt là kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế còn hạn chế.

Như vậy có thể thấy về cơ bản các thách thức mà Việt nam phải đối mặt với Hiệp định RCEP không có quá nhiều khác biệt so với những hiệp định thương mại tự do mà trước đó nước ta là thành viên.

Bởi vậy mà phần nào có thể chấp nhận, thích nghi và tìm giải pháp để phát triển. Điều quan trọng nhất để các doanh nghiệp tìm thấy hướng đi đúng đắn đó là sự chủ động trong hoạt động trong mọi quan hệ kinh tế, đặc biệt là đối với thương mại quốc tế.

Hiệp định RCEP đang ngày càng thể hiện vai trò của nó trong bối cảnh kinh tế hiện tại, tạo ra thúc đẩy tự do thương mại đối và đem đến nhiều lợi ích về kinh tế cho các quốc gia thành viên. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều quốc gia muốn trở thành thành viên của Hiệp định này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *