avatart

khach

icon

Hiệp định ACFTA là gì? Hiệp định ACFTA đề cập đến nội dung gì?

Thị trường tài chính

- 13/09/2022

0

Thị trường tài chính

13/09/2022

0

Hiệp định ACFTA là một trong những hiệp định quan trọng của khu vực ASEAN với Trung Quốc. Vậy hiệp định ACFTA đề cập đến nội dung gì?

Mục lục [Ẩn]

Hiệp định ACFTA là gì?

Hiệp định ACFTA có tên đầy đủ trong tiếng Anh là ASEAN - China Free Trade Area, đây Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, được ký kết bởi các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng của khu vực Đông Nam Á (ASEAN), do đó từ lâu hai bên đã có những mong muốn về việc hợp tác kinh tế. Do đó lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thông qua đề xuất thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2001.

Tiếp đó, ngày 4/11/2002 lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Dựa trên tinh thần và cơ sở của Hiệp định khung, hai bên tiếp tục Ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào ngày 29/11/2004 tại Lào.

Hiệp định ACFTA có sự tham gia của Trung Quốc và 10 thành viên của ASEAN bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.

Hiệp định acfta là gì

Hiệp định ACFTA là hiệp định thương mại đa phương giữa ASEAN và Trung Quốc

Mục tiêu ký kết hiệp định ACFTA

ACFTA thể hiện tinh thần hợp tác giữa khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, được ký kết với mục tiêu:

  • Mục tiêu thứ nhất và cũng là quan trọng nhất của Hiệp định ACFTA là tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc.
  • Tạo ra một khu vực tự do và tiến hành xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ, có cơ chế đầu tư thông thoáng và rõ ràng.
  • Tiến hành khai thác các lĩnh vực mới, đồng thời thiết lập các biện pháp để thắt chặt quan hệ kinh tế giữa các bên.
  • Tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế có hiệu quả giữa các thành viên mới của ASEAN, tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.

Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị đối với các bên tham gia.

Các biện pháp hợp tác kinh tế trong hiệp định ACFTA

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, hai bên thống nhất các biện pháp hợp tác kinh tế gồm:

  • Tích cực loại bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan một cách toàn diện, đối với hầu hết các hoạt động thương mại.
  • Tiến tới việc tạo ra môi trường tự do hóa thương mại, dịch vụ ở hầu hết các lĩnh vực.
  • Thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở, từ đó tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do.
  • Áp dụng các ứng xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt đối với các nước thành viên mới của ASEAN.
  • Áp dụng linh hoạt cho các bên trong việc đàm phán hiệp định thương mại tự do đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nội dung này được các bên tiến hành đàm phán, thống nhất thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có đi có lại và đôi bên cùng có lợi.
  • Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, bao gồm các biện pháp không hạn chế việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau.
  • Mở rộng hợp tác kinh tế sang cả các lĩnh vực khác mà có thể đồng thuận được giữa cả hai bên Trung Quốc và ASEAN, các lĩnh vực này phải làm sâu sắc thêm liên kết đầu thư thương mại giữa hai bên. Hình thành và lên kế hoạch các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác.
  • Thiết lập các cơ chế phù hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả Hiệp định ACFTA.

Các bên tham gia hiệp định ACFTA đã cam kết những nội dung gì?

Các thành viên tham gia Hiệp định ACFTA đã tiến hành cam kết những nội dung sau:

Về hàng hóa

Dựa trên những quy định của ACFTA, các bên tiến hành cam kết về tự do thuế quan giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc, theo đó lộ trình tự do thuế quan được chia thành 4 loại gồm:

  • Danh mục hàng hóa loại trừ hoàn toàn
  • Danh mục hàng hóa thu hoạch sớm
  • Danh mục hàng hóa nhạy cảm 
  • Danh mục hàng hóa thông thường

Trong đó:

- Danh mục hàng hóa loại trừ hoàn toàn được hiểu là danh mục mà các nước không được phép tự tự do hóa thương mại. Theo quy định của WTO thì hiệp định khung danh mục này bao gồm các mặt hàng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, sức khỏe con người, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, môi trường, động vật và sản phẩm có giá trị cổ học.

Các nước thuộc khu vực ASEAN sẽ tự xác định mặt hàng cụ thể để đưa vào danh mục này, đồng thời cũng tiến hành cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này.

- Danh mục thu hoạch sớm: Chương trình thu hoạch sớm trong tiếng Anh là Early Harvest Program (EHP). Gọi như vậy bởi thời gian thực hiện và hoàn thành xóa bỏ thuế quan của các mặt hàng trong EHP xuống 0% sớm hơn và nhanh hơn so với lộ trình 10 năm xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Nó sẽ bao gồm các mặt hàng mà cả hai bên đều có lợi thế, có khả năng xuất khẩu và bổ sung hàng hóa tiêu dùng ở mỗi nước, gồm các mặt hàng nông sản và thủy sản từ chương 1 đến chương 8 trong biểu thuế, cụ thể là các nhóm sau:

  • Động vật sống như trâu, bò, cừu, dê, ngựa, gà…
  • Thịt và các phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ
  • Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, mật ong tự nhiên, sản phẩm ăn được gốc động vật
  • Các sản phẩm khác gốc động vật
  • Cây sống và các loại cây trồng khác, rễ, củ và các loại tương tự, cành hoa và loại cành lá trang trí
  • Rau và một số loại thân củ, củ, rễ ăn được
  • Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

- Danh mục nhạy cảm: Bao gồm các loại hàng hóa, sản phẩm được bảo hộ sản xuất trong nước. Do đó, lộ trình tự do hóa đối với các loại hàng hóa thuộc danh mục này sẽ chậm hơn so với danh mục hàng thu hoạch sớm. Các quốc gia cũng sẽ không có lộ trình cắt giảm cụ thể mà mỗi nước sẽ áp dụng một mức thuế cụ thể lớn hơn 0%. Hàng hóa được đưa vào danh sách này sẽ do các quốc gia tự lựa chọn nhưng không được ở dưới mức trần đã thỏa thuận.

- Danh mục hàng hóa thông thường: Bao gồm các mặt hàng còn lại mà không thuộc các danh mục ở trên.

Trên thực tế, các mặt hàng có thể được chuyển từ danh mục này sang danh mục khác. Tuy nhiên chỉ có thể áp dụng với điều kiện mức độ cắt giảm thuế phải cao hơn (cắt giảm thuế suất xuống mức thấp hơn) hoặc với tốc độ nhanh hơn. Ví dụ có thể chuyển hàng hóa từ danh mục nhạy cảm sang danh mục thông thường nhưng không được phép chuyển ngược lại từ danh mục thông thường sang danh mục ngược lại.

Đối với lĩnh vực dịch vụ

Hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán về dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định ACFTA và chưa kết thúc đàm phán.

các thành viên acfta họp trực tuyến

Một phiên họp trực tuyến của các thành viên ACFTA

Về quy tắc xuất xứ

- Quy tắc xuất xứ: Các bên thống nhất hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ; ngoài tiêu chí RVC (Hàm lượng giá trị khu vực) thì còn áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), quy định về tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế được cho nhau.

- Về quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Thời hạn trả lời, kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa mà cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu không trả lời trong thời hạn 90 ngày sau khi nhận được thư đề nghị xác minh của cơ quan hải quan nước nhập khẩu thì cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu có thể đề nghị gia hạn thêm 90 ngày bằng văn bản đề nghị.

- Đối với quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Quy tắc này được xây dựng trên phiên bản HS năm 2017, bổ sung thêm các tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.

Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi tham gia Hiệp định ACFTA

Là một trong những thành viên của ASEAN và Hiệp định ACFTA, Việt Nam cũng tiến hành các cam kết về thuế quan như sau:

  • Xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong giai đoạn 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Đối với các dòng thuế còn lại, cam kết cắt giảm về mức từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Điều này đã được nội luật hóa trong Thông tư 166/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định ACFTA.
  • Kể từ ngày 1/1/2015, cắt giảm thêm 3.691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014, nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7.983 dòng thuế, tập trung vào các mặt hàng sản xuất công nghiệp như chất dẻo và chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng…
  • Kể từ ngày 1/1/2018, tiếp tục cắt giảm thêm 588 dòng thuế xuống 0%, nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên đến 8.571 dòng.
  • Tính đến giai đoạn năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm về 5%

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhận được nhiều ưu đãi về thuế quan, trong đó Trung Quốc cũng đã tiến hành nhiều cam kết cắt giảm cho Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế cho Việt Nam vào năm 2011, số dòng thuế còn lại Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% - 50% vào cuối lộ trình năm 2018.
  • Đến năm 2015, Trung Quốc đã cắt giảm 7.845 dòng thuế về 0% cho Việt Nam.
  • Một số mặt hàng còn duy trì thuế suất bao gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, gia vị, chè, cà phê, xăng dầu, nhựa nguyên liệu, phân bón các loại, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da giày, máy móc thiết bị, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô, đồ nội thất…

Việc tham gia vào Hiệp định ACFTA đem đến cho Việt Nam và các nước khu vực ASEAN nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế, tuy nhiên cũng là thách thức để Việt Nam ngày càng chú trọng hơn, bảo vệ thị trường nội địa trước ảnh hưởng từ Trung Quốc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *