avatart

khach

icon

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là gì?

Thị trường tài chính

- 01/11/2022

0

Thị trường tài chính

01/11/2022

0

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Mục lục [Ẩn]

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 2, Quyết định số 1328/QĐ-TTg - Quyết định phê duyệt điều lệ liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã tự nguyện tham gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tên tiếng Anh của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là Vietnam Cooperative Alliance, được viết tắt là VCA.

Logo liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Logo liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Chức năng của liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Căn cứ Điều 6, Quyết định số 1328/QĐ-TTg, chức năng của liên minh Hợp tác xã Việt Nam là:

- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên

- Đại diện cho các thành viên trong quan hệ với các tổ chức ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Đề xuất, kiến nghị tham gia xây dựng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, 

- Đề xuất các chương trình, dự án liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Tư vấn, hỗ trợ, thực hiện dịch vụ công và hoạt động kinh tế phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

- Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

-Tập hợp, liên kết, hướng dẫn các thành viên hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển

- Chung sức xây dựng hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát triển bền vững.

Nhiệm vụ của liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Nhiệm vụ của liên minh Hợp tác xã Việt Nam được quy định tại Điều 7, Quyết định số 1328/QĐ-TTg như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác để xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

- Thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các thành viên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.

- Nhận ủy quyền, thay mặt thành viên thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định pháp luật.

-Tập hợp, vận động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương trên phạm vi cả nước.

- Tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm triển khai và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới.

- Hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức và thành viên trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

- Tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và hỗ trợ thành viên.

- Huy động nguồn lực hợp pháp trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với tổ chức ở các nước theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận và tổ chức thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ, viện trợ để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tập hợp, liên kết phát triển thành viên; củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

- Phối hợp với cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh.

- Xây dựng, thực hiện các giải pháp, chương trình, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thực hiện các nhiệm vụ trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được Đảng và Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giao hoặc ủy nhiệm.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Nhiệm vụ của liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Đại hội liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Căn cứ Điều 14, Quyết định số 1328/QĐ-TTg:

- Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. 

- Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức theo nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường. Trong đó:

  • Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần.
  • Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị. Đại hội do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triệu tập.

- Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức khi có trên 1/2 số đại biểu chính thức có mặt.

- Nhiệm vụ của Đại hội

  • Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
  • Thảo luận và thông qua Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Ủy ban Kiểm tra.
  • Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  • Bầu Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra
  • Các nội dung khác (nếu có)
  • Thông qua nghị quyết Đại hội.

- Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội:

  • Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín
  • Hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
  • Nghị quyết hoặc các quyết định của Đại hội được thông qua khi có trên 1/2 tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
  • Việc sửa đổi Điều lệ phải được trên 2/3 tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm một lần

Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm một lần

Chủ tịch liên minh Hợp tác xã Việt Nam là ai?

Hiện nay, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo giữ chức vụ Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

Thông tin liên hệ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Các kênh liên hệ của liên minh Hợp tác xã Việt Nam bao gồm:

- Website: vca.org.vn.

- Địa chỉ: Số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Số điện thoại: (+84)(80) 49711

- Email: vanthu@vca.org.vn

- Mạng lưới liên minh Hợp tác xã tỉnh/thành phố trên cả nước: Truy cập tại đây.

Như vậy, liên minh Hợp tác xã Việt Nam là đơn vị có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *