avatart

khach

icon

Cổ phiếu ngành ngân hàng có thật sự “hot” như lời đồn?

Chứng khoán

- 21/12/2022

0

Chứng khoán

21/12/2022

0

Từ lâu, cổ phiếu ngành ngân hàng luôn được nhiều nhà đầu tư săn đón trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, hiện nay, cổ phiếu ngành ngân hàng có còn tạo được sức nóng hay không? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết.

Mục lục [Ẩn]

Tiềm năng của cổ phiếu ngành ngân hàng là “sự thật” hay “thổi phồng”?

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia phân tích đầu tư, cổ phiếu ngành ngân hàng luôn là nhóm ngành hấp dẫn và tiềm năng. Đặc biệt, trải qua đại dịch Covid 19 trong khi nhiều nhóm ngành điêu đứng thì đây vẫn là ngành giữ vững được vị thế dù khó khăn không kém. 

Nhiều quan điểm cho rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục là lực đỡ quan trọng cho thị trường chứng khoán. Đặc biệt, việc các ngân hàng thực hiện nới room ngoại theo cam kết tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy sự “thăng hoa” của cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán.

Mức giá cổ phiếu ngành ngân hàng tương đối thấp thích hợp với đại đa số thành phần các nhà đầu tư, thậm chí với những nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn khiêm tốn thì đây là sự lựa chọn hàng đầu.

Thêm vào đó, số lượng các mã cổ phiếu ngành ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán ngày một tăng cao bởi quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng nhà nước đã đưa ra quyết định yêu cầu tất cả các ngân hàng đang hoạt động trên thị trường đều phải được niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Nhóm ngành ngân hàng tương đối đặc thù nhận được sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, hầu như tình trạng phá sản của các ngân hàng không xảy ra, điều mà các nhà đầu tư cẩn trọng ở các ngành khác. Tình hình kinh doanh của các ngân hàng cũng được công khai minh bạch. Từ đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt.

Mặc dù vậy, có một số lượng không nhỏ các nhà đầu tư cảnh bảo về nhóm cổ phiếu tài chính, ngân hàng về những khoản nợ xấu được “che đậy lại” dưới “lớp vỏ” cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Trên khảo sát thực tế của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đã nhận định hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đang bước vào giai đoạn khó khăn bởi thanh khoản của nhiều khách hàng đang rơi vào tình trạng báo động khiến cho tình hình nợ xấu thêm phần phức tạp. 

Theo báo đầu tư nhận định, vào cuối năm 2022, lợi nhuận ngân hàng có khả năng tăng trưởng chậm lại, song Dragon Capital cho rằng, cổ phiếu ngân hàng vẫn có sức hút nhất định, bởi đang định giá ở mức hấp dẫn và nhiều rủi ro đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi xu hướng lãi suất và diễn biến mới của tình hình quốc tế. 

Đặc thù mã cổ phiếu ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng có cách thức hoạt động khá đặc thù khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Xét về mặt bản chất, ngân hàng nhận vốn gửi từ các cá nhân, tổ chức cho vay lại nguồn vốn đó chính vì vậy khi nghiên cứu mã cổ phiếu ngành này các nhà đầu tư cần lưu ý 3 điều sau đây:

  • Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Các thông tin liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ xoay quanh 2 vấn đề chính: giá vốn, tăng trưởng huy động vốn.
  • Quản lý vốn: Chính là quá trình ngân hàng xử lý nội bộ các vấn đề như: hệ thống quản trị rủi ro, các dịch vụ gia tăng bổ sung.
  • Chất lượng đầu ra của nguồn vốn (hay còn gọi là chất lượng cho vay): Cần xem xét các vấn đề liên quan như: chất lượng khách hàng, tăng trưởng tín dụng

5 chỉ số quan trọng khi phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng

Tính đến nay, số lượng mã cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường Việt Nam trên 3 sàn chứng khoán (HNX, HOSE, UPCOM) bao gồm 20 mã. Dưới đây là 5 chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích, đánh giá và đưa ra mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất:

Chỉ số nợ xấu NPL

Đây là chỉ số cho phép nhà đầu tư biết được thông tin về các khoản nợ khó đòi có thời hạn quá hạn lớn và khó có khả năng thu hồi. Trong đó, nhóm nợ tín dụng được đánh giá nợ xấu bao gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

TỶ LỆ NỢ XẤU = TỔNG NỢ XẤU / TỔNG NỢ

Như vậy. ngân hàng càng có tỷ lệ nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Chỉ số bao nợ xấu LRR

Đây chính là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/Nợ xấu, được sử dụng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.

Tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn = (Số dư dự phòng cụ thể + 0,75% dư nợ nhóm 1, 2, 3, 4)/Tổng nợ quá hạn

Trong trường hợp ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn 100%, có nghĩa là việc xử lý nợ xấu tốt và duy trì nợ xấu đang thấp hơn số dự trữ đang có. Nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng đang trích đủ dự phòng, dùng dự phòng đó xóa đi khoản nợ xấu lâu ngày, đồng thời quỹ dự phòng cũng giảm xuống. Nếu tỷ lệ bao nợ xấu đang ở mức cao thì chất lượng tài sản của ngân hàng đó càng tốt.

Chỉ số ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)

Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Đồng thời, chỉ số này cũng được dùng để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty, 

Cổ phiếu ngành ngân hàng 2022

Chỉ số CIR (Chi phí/Thu nhập)

Chỉ số CIR là một chỉ tiêu xem xét mức độ quản trị hiệu quả của doanh nghiệp.\

CIR = Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp / Tổng thu nhập hoạt động

Chỉ số NIM (Biên lãi ròng)

Chỉ số này cho biết sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng. Điều này có nghĩa là các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu

NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi

Nếu chỉ số NIM cao thì chứng tỏ hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, phân bổ nguốn vốn hiệu quả.

Tỷ lệ CASA (Tiền gửi không kỳ hạn)

Tỷ lệ CASA càng lớn phản ánh ngân hàng càng huy động được nhiều nguồn vốn rẻ từ đó giúp ngân hàng cải thiện thu nhập lãi thuần (NIM) có thêm điều kiện cạnh tranh về lãi suất cho vay trên thị trường. Mặt khác, tỷ lệ này cũng gián tiếp phản ánh hiệu quả của chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích, tại nền tảng khách hàng của một ngân hàng thương mại.

CASA = (TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN + KÝ QUỸ)/(TỔNG TIỀN GỬI + PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ)

Tham khảo 3 mã cổ phiếu ngành ngân hàng xứng đáng đầu tư

Trên thị trường chứng khoán có tương đối nhiều mã cổ phiếu ngành ngân hàng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn mã cổ phiếu nào hãy tham khảo 3 mã cổ phiếu được đông đảo các chuyên gia phân tích đánh giá cao. Cụ thể:

Mã CTG - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng trọng điểm của nước ta. Cổ phiếu của ngân hàng này lần đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2008 tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí minh với mức giá khởi điểm là 20.000 đồng.

Sau 14 năm phát hành, tính đến thời điểm hiện tại giá cổ phiếu CTG đã đạt mức 27.900 đồng/cổ phiếu và có thời điểm đạt mức 34.000 đồng/cổ phiếu. Hiện nay, cổ phiếu CTG được đánh giá rất cao bởi hiệu quả kinh doanh vượt trội và hiệu quả sử dụng vốn tốt với các chỉ số như ROE, ROA, EPS, PE tăng trưởng qua các năm. Số lượng cổ phiếu CTG giao dịch trong ngày luôn ở mức cao góp phần giúp thị trường chứng khoán hoạt động thêm phần sôi động. 

Thông tin niêm yết

  • Mã chứng khoán: CTG
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 4,805,750,609 cp
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4,805,750,609 cp
  • Vốn hoá: 138,405.62 tỷ đồng

Cổ phiếu ngân hàng hôm nay

Mã MBB - Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội ra đời năm 1994 trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc Phòng Việt nam với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Vào 1/11/2011, lần đầu tiên cổ phiếu MBB của ngân hàng TMCP Quân đội được giao dịch trên sàn HOSE. Trong lịch sử, giá cổ phiếu MBB đã từng tăng tới 90% trong vòng 9 tháng đầu năm 2021. 

Trên thực tế, MB sở hữu hệ sinh thái của các sản phẩm tài chính tương đối đầy đủ, tập trung bán lẻ vào khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một ngân hàng trực thuộc Bộ Quốc Phòng với các cổ đông là các doanh nghiệp quân đội nên cổ phiếu MBB được đánh giá cao về mức độ an toàn. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội tương đối ổn định và khả quan. Thống kê cho thấy, chất lượng tài sản có giảm nhẹ nhưng vẫn đang nằm trong mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu của MB so với các ngân hàng khác khá thấp, đồng thời nhờ có trích lập dự phòng, MB có tỷ lệ bao phủ nợ cao nhất ngành. Nhìn chung, hoạt động của MB Bank có kế hoạch rõ ràng, minh bạch.

Thông tin niêm yết

  • Mã chứng khoán: MBB
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 3,778,321,777 cp
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 3,778,321,777 cp
  • Vốn hóa: 103,337.1 tỷ đồng

Cổ phiếu ngành ngân hàng 2022

Mã VCB - Ngân hàng Vietcombank

Theo thông tin mới nhất, giá cổ phiếu VCB đang ở mức 96.500 đồng/cổ phiếu tăng 161% so với giá niêm yết 60.000 đồng/cổ phiếu. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, mức giá này sẽ không dừng lại mà tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Mức giá là phản ánh rõ ràng nhất cho nhu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu. 

Trên thực tế, sau khi niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chỉ sau 5 năm vốn điều lệ của ngân hàng Vietcombank đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, ngân hàng đạt vốn điều lệ hơn 23 nghìn tỷ đồng (2014), 36 nghìn tỷ đồng (2016) và đạt 37 nghìn tỷ đồng (2018). Những con số này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Điều đó lý giải vì sao giá cổ phiếu VCB tăng một cách điều đặn và mã cổ phiếu ngân hàng này được đánh giá tiềm năng.

Thông tin niêm yết

  • Mã chứng khoán: VCB
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 4,732,516,571 cp
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4,732,516,571 cp
  • Vốn hóa: 373,868.81 tỷ đồng

Cổ phiếu ngành ngân hàng 2020

5 lưu ý quan trọng về cổ phiếu ngành ngân hàng

  • Như đã đề cập ở trên, ngân hàng là ngành đặc thù do đó trước khi quyết định vào bất cứ mã cổ phiếu nào thuộc ngành này nhà đầu tư cần hiểu rõ 5 sự thật sau đây:
  • Cổ phiếu ngành ngân hàng có tiềm năng hay không phục thuộc vào chất lượng tài sản chứ không chỉ nằm ở hiệu quả kinh doanh.
  • Chất lượng tài sản của ngân hàng được quyết định qua các yếu tố: Tỷ lệ nợ xấu, trái phiếu VAMC, tỷ lệ lãi và phí phải thu, tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu.
  • Chất lượng tài sản tốt là yếu tố cần đánh giá đầu tiên, khi yếu tố này tốt thì những yếu tố như các chỉ số như kết quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời mới có ý nghĩa. 
  • Ngân hàng nào có tỷ lệ đo lường rủi ro thanh khoản (LDR) càng thấp, hệ số an toàn vốn (CAR) càng cao thì ngân hàng đó có tiềm năng tăng trưởng tín dụng và phát triển bền vững.
  • Các ngân hàng có ROE cao vượt trội (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng và bằng tối thiểu 2 lần tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm) là những ngân hàng xứng đáng đầu tư.

Có thể thấy, cổ phiếu ngành ngân hàng chưa bao giờ hạ nhiệt dù thị trường chứng khoán trải qua nhiều thăng trầm biến động. Tin rằng, bài viết đã giúp các nhà đầu tư có thêm những nhận định đúng đắn về một trong những mã cổ phiếu được quan tâm nhất thị trường hiện nay.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *