avatart

khach

icon

Thị trường là gì? Thị trường có chức năng gì?

Thị trường tài chính

- 26/12/2022

0

Thị trường tài chính

26/12/2022

0

Thuật ngữ thị trường vô cùng quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đây là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Mục lục [Ẩn]

Thị trường là gì?

Thị trường (Market) là thuật ngữ trong kinh tế học, chỉ môi trường diễn ra các giao dịch, hoạt động thương mại giữa con người, đó là nơi để các bên tiến hành mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua với người bán.

Ngày nay khi các quan hệ kinh tế càng phát triển thì quan niệm về thị trường cũng ngày càng được mở rộng, theo đó, thị trường còn được coi là tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác định được giá cả và sản lượng tiêu thụ.

khái niệm thị trường

Thị trường hình thành dựa trên mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa bên mua và bên bán

Thị trường có những hình thái nào?

Thị trường được biểu hiện bằng những hình thái khác nhau, dưới đây là một số hình thái phổ biến: 

  • Thị trường hàng hóa: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm, hàng hóa phục vụ đời sống của con người. Sản phẩm chủ yếu trong thị trường này là các nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống (lương thực, thực phẩm), các nhiên liệu, hàng hóa tài chính…
  • Thị trường tự do: Là môi trường mà hoạt động giao dịch diễn ra một cách tự do, không có bất cứ sự can thiệp hay quản lý nào của chính phủ. Thị trường này cho phép người mua và người bán được toàn quyền hoạt động, tự do thỏa thuận và quyết định giá cả nên dù tuân theo quy luật thị trường nguyên thủy nhưng quyền lợi của người mua vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng.
  • Thị trường tiền tệ: Là môi trường diễn ra các giao dịch tài chính từ chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng… Đây cũng được xem là hình thái thị trường lớn nhất hiện nay.
  • Thị trường chứng khoán: Là môi trường diễn ra các giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hoạt động chủ yếu của thị trường này thường diễn ra trên nền tảng Internet với số lượng giao dịch vô cùng lớn .

 

Các yếu tố cấu thành nên thị trường

Thị trường được cấu thành nên từ các yếu tố sau:

* Chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia vào thị trường không ai khác chính là cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch. Ngoài ra còn có thể là những người đóng vai trò trung gian giữa bên mua với bên bán hoặc người có nhiệm vụ quản lý, giám sát.

Để trở thành chủ thể của thị trường, cá nhân phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

* Khách thể: Đây là đối tượng giao dịch giữa các chủ thể tham gia vào thị trường, là các sản phẩm, hàng hóa, sức lao động, nguồn vốn… mà các bên trao đổi. Khách thể của thị trường không bị hạn chế, có thể bao gồm cả các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

* Giá cả trên thị trường: Đây là giá của hàng hóa được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu, nếu cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm và ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng. Giá cả sẽ luôn tuân theo quy luật cung cầu, tuy nhiên vẫn sẽ bị tác động bởi các chính sách của Nhà nước hay Chính phủ để điều tiết nền kinh tế.

3 yếu tố này là 3 yếu tố vô cùng quan trọng cấu thành nên thị trường, chỉ cần thiếu một yếu tố thì thị trường không thể hình thành.

Cách phân loại thị trường

Có rất nhiều cách để phân loại thị trường:

* Căn cứ vào đối tượng trao đổi và hình thái của chúng

  • Thị trường hàng hóa: Đối tượng trao đổi trong thị trường này là các loại hàng hóa hữu hình, có thể dễ dàng nhận biết, cầm nắm.
  • Thị trường dịch vụ: Đối tượng trao đổi trong thị trường này là các loại hàng hóa, tài sản vô hình, giúp thỏa mãn các nhu cầu phi vật chất của con người.

* Căn cứ vào sản phẩm hoặc ngành hàng

  • Thị trường bán lẻ
  • Thị trường bất động sản
  • Thị trường quảng cáo trực tuyến

* Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường

  • Thị trường lý thuyết
  • Thị trường thực tế
  • Thị trường tiềm năng

* Căn cứ vào phạm vi, khu vực lưu thông của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

  • Thị trường trong nước
  • Thị trường nước ngoài

* Căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa

  • Thị trường hàng hóa tiêu dùng phổ thông
  • Thị trường hàng hóa cao cấp

* Căn cứ vào tính chất của thị trường

  • Thị trường độc quyền
  • Thị trường cạnh tranh
  • Thị trường hỗn hợp

* Căn cứ theo phương thức trao đổi sản phẩm

  • Thị trường thương mại điện tử (thị trường online, thị trường trực tuyến)
  • Thị trường truyền thống

thị trường online

Thị trường online ngày càng phổ biến trong đời sống

Có rất nhiều cách để phân loại thị trường, tùy vào góc độ quan tâm và nghiên cứu sẽ có cách phân loại khác nhau. Ngoài ra việc xác định loại thị trường không bị giới hạn, có thể mở rộng theo sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế.

Cấu trúc của thị trường

Khi tìm hiểu về thị trường cần quan tâm đến hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm diễn ra giữa các bên trong thị trường và mức độ cạnh tranh diễn ra tại đó. Điều này được gọi là cấu trúc thị trường.

Nhìn chung thị trường có các kiểu cấu trúc như sau:

  • Cạnh tranh hoàn toàn: Đây là thị trường mà các bất cứ ai cũng có thể tham gia vào thị trường, các giao dịch được diễn ra một cách hoàn toàn tự do mà không chịu tác động của bất cứ rào cản nào. Giá cả của hàng hóa cũng hoàn toàn được quyết định bởi các bên mà không bị chi phối. Bởi vậy mà nó còn được biết đến là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
  • Cạnh tranh độc quyền: Đây là thị trường mà số lượng người mua và người bán tuy đa dạng nhưng sản phẩm cung cấp trên thị trường có sự khác biệt. Ở thị trường này, một hoặc một vài bên bán có ưu thế về sản phẩm nên có thể đưa ra mức ra cao hơn so với mức giá chung so với thị trường.
  • Độc quyền hoàn toàn: Nếu cạnh tranh độc quyền đem đến ưu thế cho một vài bên bán thì ở độc quyền hoàn toàn, ưu thế đó thuộc về một bên bán duy nhất. Người bán/hãng bán sẽ là bên duy nhất có cơ hội kiểm soát toàn bộ thị trường về giá cả, bên mua hoàn toàn mất đi quyền quyết định. Tuy nhiên mô hình này khá ít trên thực tế do các quốc gia luôn hạn chế để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (bên mua) và cả nền kinh tế, độc quyền hoàn toàn thường xuất hiện ở các ngành hàng do Nhà nước/Chính phủ cung cấp.

Thị trường có chức năng gì?

Thị trường có ba chức năng cơ bản vô cùng quan trọng như sau:

* Cung cấp môi trường giao dịch

Chức năng quan trọng nhất của thị trường là cung cấp môi trường để các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán có thể diễn ra.

Dù các hình thức trao đổi, mua bán có thể khác nhau như mua bán trực tiếp, mua bán online nhưng vẫn phải diễn ra trên thị trường. Điều này cũng thể hiện việc loại hàng hóa, sản phẩm đó đã được thừa nhận, đem đến giá trị cho các bên.

Một số loại thị trường tuy không được chấp nhận (ví dụ như chợ đen) bởi vi phạm quy định của các quốc gia nhưng điều này không làm thay đổi bản chất việc thị trường vẫn cung cấp môi trường để các hoạt động thương mại diễn ra.

* Cung cấp thông tin

Không chỉ là môi trường diễn ra các giao dịch, thị trường còn là nơi cung cấp thông tin về hàng hóa, sản phẩm, các quy luật cung cầu, các yếu tố tác động đến sản phẩm, hàng hóa…

Doanh nghiệp sẽ nắm bắt các thông tin về nhu cầu, sở thích và mục đích của khách hàng, đối tượng tiềm năng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình để cung cấp các sản phẩm phù hợp.

Còn người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều sản phẩm, nghiên cứu thông tin của những người bán để từ đó chọn được sản phẩm tốt nhất và phù hợp với nhu cầu của mình.

* Thúc đẩy quá trình sản xuất

Ngoài hai chức năng trên, thị trường còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất.

Bởi khi các bên tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa trong thị trường sẽ hình thành quan hệ về giá cả, từ đó hình thành lên các quy luật về kinh tế liên quan đến giá cả. Các quy luật này vừa tác động, vừa điều tiết hoạt động sản xuất hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất diễn ra.

Các quy luật kinh tế hình thành từ thị trường đều có tác động vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất các bên. Thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và là một mắt xích không thể thiếu.

Một số thuật ngữ về thị trường

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, bạn có thể bắt gặp một số thuật ngữ như sau:

  • Quy mô thị trường: Độ lớn của một thị trường, được định giá bằng toàn bộ doanh số tiềm năng có thể quy đổi ra tiền của thị trường.
  • Thị trường kỹ thuật số: Thị trường diễn ra trong môi trường kỹ thuật số, các giao dịch cũng được thực hiện tại đó, ví dụ như các sàn thương mại điện tử.
  • Thị trường vật lý: Là thị trường mà các giao dịch mua bán hay hoạt động kinh doanh diễn ra trực tiếp, ví dụ như siêu thị, cửa hàng kinh doanh hay chợ truyền thống. Một doanh nghiệp vừa có thể kinh doanh tại thị trường vật lý vừa có thể kinh tại thị trường kỹ thuật số.
  • Sức mạnh thị trường: Là khả năng cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận giá thị trường của hàng hóa/dịch vụ so với chi phí cận biên.
  • Phân tích thị trường: Là việc tìm hiểu, rà soát, nghiên cứu và đánh giá về một thị trường nào đó.

Thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc thị trường là gì.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *