avatart

khach

icon

Tái phân phối thu nhập - Chính sách đảm bảo thu nhập trong xã hội

Thị trường tài chính

- 17/01/2023

0

Thị trường tài chính

17/01/2023

0

Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách về tái phân phối thu nhập được tập trung và đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu về nhiều mặt của xã hội và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Vậy bạn có biết tái phân phối thu nhập là gì?

Mục lục [Ẩn]

Tái phân phối thu nhập là gì?

Tái phân phối thu nhập (Income redistribution) hay còn gọi là phân phối lại thu nhập, là một chính sách đề cập đến việc thay đổi các loại hình phân phối thu nhập trong nền kinh tế, có nghĩa là chuyển giao thu nhập từ nhóm người này sang nhóm người khác. 

Chính sách tái phân phối thu nhập chủ yếu nhằm vào mục tiêu xã hội, chứ không phải mục tiêu nền kinh tế.

Ví dụ: Việc giảm số lượng lao động nông nghiệp chuyển đổi lao động sang những ngành nghề khác có mức thu nhập lớn hơn và ổn định hơn như công nghiệp sản xuất.

Tái thu nhập phân phối

Tái thu nhập phân phối trong xã hội

Mục tiêu của tái phân phối thu nhập

Tái phân phối thu nhập đặt ra những mục tiêu lớn trong việc đảm bảo thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội:

  • Thay đổi loại hình phân phối thu nhập trong nền kinh tế, đạt được sự phân phối thu nhập công bằng hơn trong xã hội
  • Đảm bảo tất cả mọi người ít nhất cũng đạt được mức sống tối thiểu
  • Chuyển giao thu nhập từ nhóm người này sang nhóm người khác trong xã hội, thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống thuế lũy tiến và các chương trình phúc lợi xã hội khác như trợ cấp nhà ở, tiền hưu trí.

Chức năng của tái phân phối thu nhập

Xem xét chức năng của tái phân phối thu nhập trong nhiều mặt của nền kinh tế. Cụ thể như sau:

Nhằm giải quyết hoặc ít nhất giảm thiểu khoảng cách giữa người giàu và người nghèo

Số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ có hạn và nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ là vô hạn dẫn đến sự khan hiếm. Sự khan hiếm chính là lý do cho sự chênh lệch khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Tái phân phối thu nhập đóng vai trò giải quyết hoặc làm giảm thiểu sự chênh lệch này.

Là động lực cho tăng trưởng nền kinh tế

Thu nhập chính là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó, nếu tái phân phối thu nhập là hợp lý thì nó sẽ tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nền kinh tế.  

Phân biệt giữa tái phân phối thu nhập và tái phân phối của cải

Tái phân phối thu nhập và tái phân phối của cải thực chất đều là những chính sách giúp hỗ trợ và phát triển nền kinh tế - xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu của các tầng lớp dân cư.

Tuy nhiên, có nhiều người đang nhầm tưởng tái phân phối thu nhập và tái phân phối của cải là một nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. 

  • Tái phân phối thu nhập: Không lấy đi các tài sản kiếm được của người dân, chỉ sử dụng chính sách kinh tế chiến lược để chuyển thu nhập từ người giàu sang người nghèo.
  • Tái phân phối của cải: Là chính sách liên quan đến việc thu giữ, lấy tài sản từ những người giàu và phân phối chúng cho những người nghèo trong xã hội.

Chính sách tái phân phối thu nhập tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, chính sách tái phân phối thu nhập được nhà nước thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm: chính sách tiền lương, chính sách thuế thu nhập cá nhân và chính sách trợ cấp.

Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là cơ sở và căn cứ để Nhà nước từng bước thực hiện chính sách phân phối lại thu nhập hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống cho người lao động và xóa đói giảm nghèo. Chính sách tiền lương hỗ trợ có hiệu quả đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp đem lại một số hiệu quả nhất định.

  • Thứ nhất, tăng thu nhập cho người lao động làm công ăn lương, người có thu nhập thấp.
  • Thứ hai, tạo ra tâm lý phấn khởi cho người lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.
  • Thứ ba, xóa bỏ được mức độ mất bình đẳng thu nhập về tiền lương giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là chính sách phân phối hiệu quả của Nhà nước

Chính sách thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế của người có thu nhập phải trích nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản giảm trừ. Trung bình mỗi năm, đóng góp từ thuế thu nhập với người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước chiếm khoảng hơn 2,5% nguồn thu ngân sách. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy, chính sách này góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. 

Chính sách trợ cấp

Chính sách trợ cấp bao gồm các chế độ ngoài thù lao lao động như chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ trợ giúp khi khó khăn, chế độ cấp tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là những chính sách tái phân phối thu nhập hiệu quả thể hiện chính sách quan tâm đối với những người có công với cách mạng, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Chế độ trợ cấp của Nhà nước trong thời gian qua thể hiện một sự nỗ lực lớn của Nhà nước, giảm bớt một phần gánh nặng cuộc sống cho những đối tượng yếu thế, người lao động có thu nhập thấp và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. 

Tái phân phối thu nhập sẽ là chính sách tốt nhất đảm bảo tất cả mọi người ít nhất đều cũng đạt được mức sống tối thiểu, đảm bảo công bằng xã hội.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *