avatart

khach

icon

Nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”?

Kiến thức vay mua nhà

- 01/09/2019

0

Kiến thức vay mua nhà

01/09/2019

0

Muốn trở thành người có tiền, bạn phải biết cách quản lý đồng tiền. Có người mua nhà thì trở nên giàu có nhưng có người lại nghèo đi, vì ngôi nhà có thể là "tài sản" nhưng nó cũng có thể là "tiêu sản. Vậy nhà của bạn đang là "tài sản" hay "tiêu sản"?

Mục lục [Ẩn]

Một chủ đề được rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây đó là câu chuyện mua nhà. Có người sau khi mua nhà thì trở nên giàu có nhưng cũng có người lại dần lụn bại.

Xem thêm: Có nên vay tiền mua nhà khi tích lũy chưa đủ?

Một người đã từng mua nhà kể về cuộc sống hiện tại của mình: “Tôi đã trở thành người nghèo kể từ khi mua nhà, bởi do không quản lý tài sản tốt, mua nhà vượt quá khả năng chi trả của bản thân, 15 năm nay gia đình tôi đã không còn được đi nước ngoài du lịch như trước kia nữa...”

Trong khi đó, con trai của một người cũng từng đi mua nhà và cho thuê lại nhà chia sẻ rằng: “Bố tôi là người cho thuê nhà, hiện tại ông đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng rất nhiều tiền, cứ 4 năm ông lại đổi một cái xe mới và hàng năm vào mỗi kỳ nghỉ hè là cả gia đình chúng tôi lại cùng nhau đi ra nước ngoài du lịch, cuộc sống hết sức dư dả và thoải mái”.

Vì sao lại có người nghèo đi vì mua nhà, cũng có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có, sung túc?

Trước tiên, bạn cần hiểu được tài sản và tiêu sản là gì, tiếp đó mới trả lời được câu hỏi: Nhà là “tài sản” hay “tiêu sản”?

Tài sản và tiêu sản là gì?

Tác giả Robert Toru Kiyosaki đã viết ra cuốn “Cha giàu, cha nghèo” định nghĩa tài sản và tiêu sản như sau: “Tài sản chính là thứ có thể bỏ tiền vào túi của bạn còn tiêu sản lại chính là thứ khiến tiền của bạn từ trong túi mà đi ra”.

  • Tài sản: Là những thứ mang lại tiền cho bạn, giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn.
  • Tiêu sản: Là những thứ khiến bạn bị mất tiền, nó khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn.

Cách làm chủ đồng tiền khác nhau dẫn đến hiệu quả sẽ khác nhau

Cách làm chủ đồng tiền khác nhau dẫn đến hiệu quả sẽ khác nhau

Nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”?

Trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của tác giả Robert Toru Kiyosaki có đề cập rằng: “Nhà là tài sản hay tiêu sản, quyết định bởi phương hướng lưu động dòng tiền mặt của nó”.

Từ định nghĩa về tài sản và tiêu sản ở trên, ta sẽ biết được nhà là tiêu sản hay là tài sản khi nào. Cụ thể như sau:

  • Nhà là tiêu sản trong trường hợp:
    • Nếu nhà là chỉ là nơi để ở, bạn phải nộp tiền thuế.
    • Nếu bạn phải vay tiền mua nhà thì bạn phải trả lãi và nợ cho ngân hàng (người cho mượn) vào mỗi tháng, như vậy tiền sẽ liên tục chạy khỏi túi bạn, và khi đó nhà chính là “tiêu sản”.
  • Nhà là tài sản khi: Bạn mang ngôi nhà của mình đi cho thuê, tiền cho thuê lớn hơn khoản tiền mà bạn phải trả mỗi tháng, thì khi đó tiền sẽ không ngừng rót vào túi, và ngôi nhà lúc này trở thành “tài sản”.

Xem thêm: Tranh luận quanh câu chuyện “muốn giàu đừng nên mua nhà”

Tài sản chính là thứ có thể bỏ tiền vào túi của bạn

Tài sản chính là thứ có thể bỏ tiền vào túi của bạn

Tại sao người nghèo mua nhà lại càng càng nghèo hơn?

Thông thường người nghèo sử dụng tiền lương của mình để chi trả cho các chi phí sinh hoạt, và dùng số tiền để dành mỗi tháng của mình để mua các sản phẩm gọi là “tiêu sản”. Sau đó vì trả tiền lãi mà phải chi tiêu càng ngày càng nhiều, điều này dẫn đến việc không để dư được đồng nào dẫu cho thu nhập có tăng.

Người giàu lại khác, họ dùng thu nhập của mình để mua “tài sản”, vì thế càng mua lại càng có tiền. Người có tiền mang tiền mà mình tích góp được ưu tiên mua “tài sản”, làm cho tài sản tạo ra dòng tiền mặt, giúp cho thu nhập tăng lên. Khi thu nhập nhiều hơn thì lại dư nhiều tiền, và lại mua nhiều “tài sản” hơn để đẻ ra tiền mặt nhiều hơn, và cuối cùng không cần đi làm việc cũng có thu nhập, ngày càng trở nên giàu có.

Xem thêm: 10 lời khuyên tài chính giúp bạn thay đổi cuộc đời

Người giàu dùng thu nhập của mình để mua “tài sản”, vì thế càng mua lại càng có tiền

Người giàu dùng thu nhập của mình để mua “tài sản”, vì thế càng mua lại càng có tiền

Vì sao có người lương cao vẫn không đạt tự do tài vụ?

Tại sao có nhiều người lương rất cao, mà vẫn không cách nào đạt được tự do tài vụ? Điều này không quá khó hiểu bởi lương của họ cao nhưng chi tiêu cho cuộc sống cũng rất lớn, tiền lương hậu đãi thì họ có thể mua xe đẹp, mua nhà mới, nhìn có vẻ như là cuộc sống hết sức mỹ mãn, tuy nhiên thực tế thì họ lại sở hữu lượng lớn các “tiêu sản”.

Bởi vì phải trả các khoản tiền vay để mua nhà, mua xe, tiền sinh hoạt của gia đình, chi phí cho con cái đi học, cuối cùng phải làm việc cật lực để đáp ứng cho khoản chi tiêu kếch xù này. Kết quả tạo thành là, sau khi trả xong hóa đơn cho tháng này, lại phải lo lắng để trả hóa đơn cho tháng sau, suốt ngày lâm vào hoàn cảnh khốn khổ, làm việc chỉ để thanh toán hóa đơn.

Nếu một ngày nào đó trong nhà hoặc ai đó gặp chuyện gì không may, tạm thời không thể làm việc, thì những hóa đơn thanh toán này lập tức sẽ trở thành áp lực hết sức nặng nề.

Thu nhập của người giàu chủ yếu là từ “tài sản”. Thu nhập của người nghèo lại chủ yếu là từ tiền lương, hơn nữa họ còn sở hữu một lượng lớn các “tiêu sản”.

Lương cao nhưng sở hữu quá nhiều tiêu sản

Lương cao nhưng sở hữu quá nhiều tiêu sản

Làm sao để đạt được tự do tài vụ?

Vào 1996, Robert Toru Kiyosaki tác giả của cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” đã viết ra trò chơi mang tên “Cash flow” (dòng tiền mặt), với hy vọng thông qua trò chơi này mọi người có thể hiểu được cách vận hành của đồng tiền.

Trong trò chơi, mỗi người sẽ nhập nghề nghiệp và các mức lương cao thấp khác nhau, tuy nhiên cuối cùng người thật sự đạt đến được tự do về tài vụ, và giấc mơ trong trò chơi, thì đều là những người có lựa chọn chính xác về quy hoạch tài vụ.

Mục tiêu sau cùng là đạt đến tự do tài vụ

Mục tiêu sau cùng là đạt đến tự do tài vụ

Trò chơi dòng tiền mặt này đã phủ định hoàn toàn quan điểm cho rằng “lương cao” là “giàu có”, trong game bạn sẽ phát hiện ra rằng, người có lương càng cao thì lại càng khó thoát ly được cái bẫy nghèo.

Bài học lớn nhất mà trò chơi “Cash flow” (dòng tiền mặt) mang lại chính là làm thế nào để đạt được “tự do tài vụ”

Tự do về tài vụ chính: Là khi thu nhập ngoài tiền lương lớn hơn chi tiêu, mà thu nhập ngoài tiền lương chính là việc không cần làm gì mà vẫn có tiền, ví dụ như cổ phần, tiền cho thuê nhà, nhuận bút, tiền bản quyền…

Vì vậy muốn tự do tài vụ bạn nên tìm cách tăng thêm nhiều nguồn thu nhập ngoài lương, học nhà giàu mua “tài sản” để tiền sinh ra tiền.

Xem thêm: 2019 nên đầu tư gì để sinh lời cao?

Do đó trước khi mua nhà thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ xem căn nhà đó sau mua sẽ là “tài sản” hay là “tiêu sản” đối với bạn, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (2 lượt)

4,5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay mua nhà

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *