Tại sao người càng thành đạt càng thích ‘‘vay mượn’’ người khác?
Mục lục [Ẩn]
Thành công không phải là ở việc bạn có thể làm bao nhiêu việc, mà là bạn có thể “vay mượn” bao nhiêu người làm bao nhiêu việc. Học cách “đi vay mượn” là dùng nền tảng vốn có của bạn, mượn thêm công sức, tiền bạc của người khác, mượn khả năng của người khác, mượn sức lực của cả một hệ thống!
Câu chuyện Người giàu - Người nghèo
Có một người đàn ông nghèo, ngày không ăn đủ ba bữa, quần áo chỉ mặc đi mặc lại duy nhất một bộ. Anh ta thường ngẩng lên nhìn trời và than cho số phận đau khổ của mình rằng tại sao hằng ngày anh ta làm việc cực nhọc cũng chẳng đủ sống...
➤ Xem thêm: 10 lời khuyên về tài chính giúp bạn thay đổi cuộc đời
Tại sao người càng thành đạt càng thích ‘‘vay mượn’’ người khác?
Một lần, anh thương tâm mà kêu khóc: “Hỏi Ông Trời có công bằng hay không? Tại sao có người giàu sang sung sướng như vậy, còn người nghèo chúng tôi mỗi ngày đều chịu khổ chịu mệt?”.
Thượng Đế nghe thấy vừa cười vừa hỏi ông ta: “Thế ông thế nào thì sẽ thấy ta công bằng?”
Người nghèo liền đáp: “Con muốn một người giàu có trở nên nghèo giống con, có cuộc sống như con. Nếu như người giàu ấy có thể phú quý trở lại thì con sẽ không oán thán một điều gì nữa.”
Thượng Đế gật đầu, nói: “Được!”.
Thế rồi Thượng Đế cho một người giàu sang biến thành một kể bần hàn giống như người đàn ông kia. Thượng Đế còn cho mỗi người 1 ngôi nhà và 1 quả núi, mỗi ngày họ đều đào than lộ thiên ở trên núi đem xuống núi bán, lấy tiền mua lương thực. Sau 1 tháng, than lộ thiên đều đã bị họ đào hết.
Thành công không phải nằm ở việc bạn có thể làm bao nhiêu việc
Người giàu và người nghèo cùng bắt đầu đào núi để lấy than, người nghèo vốn thường quen với cuộc sống khổ cực, việc đào than đối với anh ta chẳng có khó nhọc gì, rất nhanh anh ta đã tích được đủ 1 xe than chở xuống núi bán lấy tiền, và dùng toàn bộ số tiền để mua đồ ăn ngon mang về cho mẹ già, con thơ ở nhà.
Người giàu vốn chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, đào 1 lúc lại nghỉ 1 hồi, mồ hôi đầm đìa khắp thân mà vẫn chưa đào được là bao. Tới chập tối anh ta mới chất được đủ 1 xe than để mang xuống núi, bán được tiền rồi, anh ta chỉ mua vài cái màn thầu, còn số tiền dư anh ta cất để dành.
Ngày thứ 2, người nghèo đã dậy từ sớm để đi đào than, còn người giàu lại đi xuống núi, thuê 2 người nghèo khác. Hai người này chẳng nói chẳng rằng đã bắt tay vào đào than, trông tướng tá thì khoẻ mạnh và to cao hơn người nghèo kia rất nhiều. Người giàu đứng một bên chỉ đạo, chẳng mấy chốc họ đã đào được vài xe than đầy. Người giàu mang xe than xuống núi bán, được bao nhiêu lại lấy tiền đó thuê thêm lao động. Sau một ngày đó, người giàu trả tiền cho công nhân của mình xong, còn để ra được một khoản tiền gấp mấy lần người nghèo kia.
Bạn cần phải sử dụng đòn bẩy để thực sự giàu có
Một tháng lại qua rất mau, người nghèo chỉ đào được một góc nhỏ mỏ than ở trên núi. Mỗi ngày tiền kiếm được anh ta đều mua đồ ăn ngon cho mình và gia đình, cũng chẳng để lại được là bao. Còn người giàu vốn từ đầu đã thuê được cả 1 nhóm người, đào hết cả than trên núi, kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này đầu tư buôn đi bán lại, rất nhanh đã trở thành phú ông.
Kết quả chẳng cần nói cũng có thể đoán ra, người nghèo thì chẳng dám oán trách Ông Trời nữa.
Làm việc chăm chỉ cần thiết với tất cả chúng ta. Nhưng vấn đề là làm việc chăm chỉ một mình hiếm khi giúp bạn giàu có. Bạn không thể giàu có bằng cách tự làm mọi thứ. Bạn phải sử dụng đòn bẩy để thực sự giàu có. Bạn càng kết hợp được nhiều đòn bẩy, bạn càng có nhiều thời gian để làm những việc thực sự tác động tới việc kinh doanh và cuộc sống của mình.
Người thành công là người biết cách vay mượn
Người thành công là người biết cách vay mượn
Người giàu biết phân biệt rõ cái gì là tài sản, cái gì là tiêu sản, và làm sao để sở hữu chúng. Người giàu biết cách sử dụng tiền của họ một cách khôn ngoan nhất. Vì thế, chả bao giờ họ mua tiêu sản mà không có một tài sản khác tài trợ cho tiêu sản. Trong khi người nghèo thì ngược lại. Họ không phân biệt được tài sản và tiêu sản. Họ thường nhầm lẫn tiêu sản là tài sản. Vì thế, họ có rất nhiều quyết định sai lầm.
Người nghèo thường dùng tiền vay mượn để mua những thứ giá trị lớn mà đối với họ là tài sản nhưng thực ra lại là tiêu sản.
Ví dụ, người nghèo vay ngân hàng để mua nhà bởi vì ngôi nhà đứng tên họ, nên họ nghĩ đó là tài sản của họ. Nhưng thực chất, ngôi nhà chính là tài sản của ngân hàng. Ngôi nhà hàng tháng đem tiền ra khỏi túi người nghèo, nên ngôi nhà là tiêu sản của người nghèo. Đồng thời nó đem tiền vào túi ngân hàng, nên nó là tài sản của ngân hàng.
Còn đối với người giàu, họ cũng sẽ vay ngân hàng để mua nhà nhưng sẽ cho thuê hoặc sửa sang lại để bán với giá cao hơn nhiều lần số tiền lãi phải trả. Đó mới chính là cách để tăng tài sản thực sự!
➤ Xem thêm: Nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”?
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất