avatart

khach

icon

Đáo hạn là gì? Thế nào là gửi tiết kiệm đáo hạn?

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 29/11/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

29/11/2019

0

Nếu khách hàng nào đang còn chưa hiểu rõ vấn đề đáo hạn tiết kiệm, gửi tiết kiệm đáo hạn là như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư nhàn rỗi và an tâm nhất, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao nhất thì có rất nhiều vấn đề liên quan tới gửi tiết kiệm mà khách hàng cần quan tâm. Trong đó Đáo hạn là gì? Thế nào là đáo hạn sổ tiết kiệm? là những thắc mắc phổ biến hàng đầu. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để giải đáp những thắc mắc này ngay nhé!!

Đáo hạn sổ tiết kiệm

Đáo hạn là gì?

Đáo hạn là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành ngân hàng khi khách hàng vay vốn hoặc gửi tiết kiệm mà đến kỳ hạn cần thanh toán.

Đáo hạn tiết kiệm là hình thức đáo hạn có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiết kiệm về việc khi đến thời điểm đáo hạn hay ngày đáo hạn, ngân hàng phải trả cả gốc và lãi cho người gửi tiết kiệm. 

Đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Đáo hạn sổ tiết kiệm là hình thức gửi mà khi hết kỳ hạn gửi, bạn vẫn chưa đến ngân hàng để rút lại tiền. Lúc này ngân hàng sẽ tự động đáo hạn quay vòng số tiền gửi tiết kiệm của bạn trong thời gian kế tiếp. Kỳ hạn sẽ được áp dụng theo kỳ hạn cũ, lãi suất tính theo mức lãi tại thời điểm tái tục hợp đồng gửi tiết kiệm.

Sau khi kết thúc kỳ hạn, đến thời điểm đáo hạn (hết thời gian gửi theo nhu cầu) bạn sẽ được nhận lại cả vốn lẫn lời từ ngân hàng. Và thời gian ngân hàng trả lại số tiền tiết kiệm cũng như tiền lời cho bạn khi hết thời hạn gửi thì được gọi là đáo hạn sổ tiết kiệm.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu VNĐ tại ngân hàng Vietcombank với kỳ hạn gửi 1 năm, lãi suất 7%/năm. Sau 1 năm gửi tiết kiệm, bạn có thêm số tiền lãi là 7 triệu đồng.

Kết thúc kỳ hạn 1 năm, nếu bạn không đến ngân hàng tất toán lại, ngân hàng Vietcombank sẽ mặc định số tiền lãi và gốc là 107 triệu. Sau đó, ngân hàng tự động tái tục, gửi quay vòng số tiền gửi tiết kiệm 107 triệu đồng cho bạn. 

Tại thời điểm tái tục, lãi suất kỳ hạn 1 năm là 6%/năm thì tài khoản tiết kiệm mới này của bạn sẽ được ngân hàng áp dụng là 6%/năm. Sau 2 năm tất toán đáo hạn tại Vietcombank, số tiền lãi của bạn sẽ đạt được: 107 x 6% = 6.42 triệu VNĐ.

Lúc này, tiền gốc và lãi thực lĩnh trong 2 năm của bạn sẽ là: 113.42 triệu VNĐ.

Xem thêm: Giải đáp nhanh các thắc mắc thường gặp về sổ tiết kiệm đến hạn.

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Cũng giống như những khoản vay tín dụng, thì bất cứ sổ tiết kiệm nào cũng có ngày đáo hạn, đây là ngày mà ngân hàng sẽ hoàn trả tất cả cả vốn lẫn lãi theo như trong hợp đồng gửi tiết kiệm giữa khách hàng và ngân hàng.

Thông thường nếu bạn gửi tiết kiệm vào ngày nào trong tháng, dù là đầu tháng hay cuối tháng thì ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của bạn chính là thời gian tương ứng với ngày mà bạn bắt đầu gửi. 

Ví dụ: Bạn mở tài khoản tiết kiệm vào ngày 01/01 kỳ hạn 6 tháng thì ngày 01/07 là ngày sổ tiết kiệm của bạn đáo hạn và thời gian đáo hạn là 180 ngày.

Xem thêm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Và những thông tin cần biết

Đáo hạn sổ tiết kiệm

Đáo hạn sổ tiết kiệm

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là thời gian mà bạn có thể rút số tiền đã gửi tiết kiệm từ ngân hàng. Thời gian tất toán sẽ phụ thuộc vào hình thức bạn gửi thông thường có hai hình thức gửi như sau:

  • Hình thức gửi không kỳ hạn: Nếu bạn gửi theo hình thức không kỳ hạn thì bạn có thể tất toán sổ tiết kiệm và rút tiền bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu.
  • Hình thức gửi có kỳ hạn: Nếu bạn gửi theo hình thức có kỳ hạn thì thời gian tất toán thường rơi vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. 

Nếu thời gian đáo hạn của bạn chưa đến nhưng bạn vẫn muốn tất toán sổ tiết kiệm trước vì những nhu cầu cấp bách của mình thì vẫn được, tuy nhiên bạn sẽ không được hưởng mức lãi suất đúng nhu cầu của mình. Vì thế nếu gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì kiên nhẫn chờ cho đến ngày đáo hạn rồi hãy tiến hành tất toán bạn nhé!

Xem thêm: Muốn tất toán tài khoản tiết kiệm thì phải làm gì?

Phương thức đáo hạn tiết kiệm hiện nay

Hiện nay phương đáo hạn tiết kiệm được sử dụng phổ biến hiện nay đó là phương thức đáo hạn quay vòng gốc. Đây là phương thức đến kỳ hạn trả gốc, ngân hàng tự động tái tục cho bạn.

Khi đến ngày tất toán sổ tiết kiệm như trên hợp đồng, khách hàng sẽ rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi. Nhưng cũng có nhiều khách không rút luôn tại thời điểm ngày đáo hạn, khi đó ngân hàng sẽ mặc định tự động gia hạn thêm kỳ hạn mới cho khoản tiết kiệm của khách hàng với số tiền tính lãi cả gốc lẫn lãi. Đó được gọi là phương thức đáo hạn quay vòng gốc sổ tiết kiệm. 

Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm

Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm sẽ có sự khác nhau tùy vào từng trường hợp như tất toán vào ngày đáo hạn, tất toán sớm hơn ngày đáo hạn hay đến ngày đáo hạn mà bạn không tất toán. Cụ thể như sau:

Mức lãi suất được tính khi quá thời gian đáo hạn:

Nếu quá thời gian mà bạn không đáo hạn thì phần lãi sẽ tự động nhập gốc và được chuyển sang kỳ hạn tiếp theo, và được tính theo công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365  

Mức lãi suất được tính khi bạn muốn tất toán sớm hơn ngày đáo hạn:

Nếu bạn tất toán sớm thì tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Và số ngày hưởng lãi được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày mà bạn tất toán sổ tiết kiệm. Mức lãi cao nhất vào khoảng 1%/năm.

Ví dụ:

Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 500 triệu với kỳ hạn 1 năm, với mức lãi suất là 10%/năm. Thì mức lãi suất bạn được hưởng khi hết 1 năm là 50 triệu. Nhưng nếu đến giữa năm bạn muốn tất toán thì mức lãi suất sẽ được tính là mức lãi suất không kỳ hạn và được tính như sau:

 Giả sử lãi không kỳ hạn vào thời điểm tất toán chỉ có 0,5% (thường chỉ ở mức dưới 1%)

Tiền lãi cho nửa năm: 500.000.000 x 0,5%/365 x 180 = 1.233.000 VNĐ.

 Với tiền gốc ban đầu là 500 triệu đồng thì sau nửa năm tích lũy thành 501.233.000‬ VNĐ.

Có thể thấy nếu rút tiền không đúng kỳ hạn bạn sẽ hưởng mức lãi suất rất thấp, chính vì thế bạn nên rút tiền tiết kiệm vào ngày đáo hạn sẽ có lãi tốt nhất.

Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm

Thế nào là gửi tiết kiệm đáo hạn

Những lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Khi gửi tiết kiệm đáo hạn bạn cần lưu ý những vấn sau:

  • Để ý đến thời gian đáo hạn. Nếu đến ngày đáo hạn mà bạn vẫn muốn tiếp tục gửi tiết kiệm thì nên làm lại thủ tục gửi tiết kiệm lại từ đầu, với cuốn sổ mới sẽ thuận tiện cho bạn hơn khi tất toán về sau.
  • Chọn hình thức gửi hợp lý:

    • Nếu bạn chưa cần thiết về tài chính thì bạn nên gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài khoảng 1 năm để được hưởng mức lãi suất cao hơn.
    • Nếu không bạn có thể gửi với thời gian 03 - 06 tháng, tuy nhiên với thời gian này thì mức lãi suất bạn được hưởng sẽ thấp hơn. Nhưng bạn có sự chủ động trong việc tất toán khi đáo hạn.
  • Lựa chọn địa chỉ gửi tiết kiệm an toàn với thủ tục nhanh gọn nhất để tiện lợi cho kỳ đáo hạn về sau.
  • Bảo quản sổ tiết kiệm thật tốt, vì đây là những giấy tờ chứng minh cho số tiền gửi tiết kiệm của bạn. Nếu bạn bị mất sổ thì hãy thông báo, liên hệ điện thoại trực tiếp ngay cho ngân hàng trong vòng 24h và đến ngân hàng ngay trực tiếp vào ngày hôm sau. Nếu không bạn sẽ rất có thể sẽ bị rút hết số tiền trong sổ của mình.

Trên đây là những thông tin về đáo hạn sổ tiết kiệm, hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích về tiết kiệm và cách tiết kiệm thông minh.

Để giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3,5 (11 lượt)

3,5 (11 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *