avatart

khach

icon

Mức thu nhập bắt đầu tính thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?

Tài chính cá nhân

- 01/01/1970

0

Tài chính cá nhân

01/01/1970

0

Thuế thu nhập cá nhân được tính trên thu nhập tính thuế, không phải tổng thu nhập (TTN). Vì vậy thực tế số thuế phải nộp sẽ thấp hơn rất nhiều, chưa kể tới gần 50 khoản không chịu thuế và khoản giảm trừ trong TTN của bạn.

Mục lục [Ẩn]

Thuế thu nhập cá nhân là mức thuế phải nộp hàng năm của cá nhân vào ngân sách công. Bất kỳ cá nhân nào có thu nhập từ lương hoặc kinh doanh đều có nghĩa vụ nộp thuế khi đủ điều kiện thu nhập, tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu rõ mức thu nhập tính thuế, cũng như cách tính nên có xu hướng bị “ám ảnh” thuế thu nhập từ nhiều nguồn phân tích chưa đúng trên Internet.

2 điều cơ bản về thuế thu nhập cá nhân

Thuật ngữ

  • Tổng thu nhập (TTN), khoản không chịu thuế (KCT);
  • Thu nhập chịu thuế (TNCT), khoản giảm trừ (KGT);
  • Thu nhập tính thuế (TNTT).
TTN Chính bằng thu nhập chịu thuế + khoản không chịu thuế;



KCT Các khoản thu nhập, phụ cấp không phải chịu thuế(*). Tiền ăn, điện thoại, công tác phí...
TNCT

Tất cả các khoản thu nhập nằm trong diện phải chịu thuế (điều 3 luật thuế TNCN 2007); Chính bằng TTN - KCT.

KGT Giảm trừ gia cảnh cho bạn, cho người phụ thuộc như con cái, BHXH 8%, BHYT 1.5%, BH thất nghiệp. Giảm trừ 9 triệu/ tháng cho bạn, 3.6 triệu/ tháng cho người phụ thuộc và giảm trừ phí bảo hiểm;
TNTT Chính bằng thu nhập chịu thuế - khoản giảm trừ.

(*) Ngoài tiền ăn, điện thoại, công tác phí, tiền công làm thêm giờ còn có khoảng 45 khoản khác trong tổng thu nhập của bạn không chịu thuế. Khoản không chịu thuế không phải là khoản giảm trừ.

Phương pháp tính thuế thu nhập: Dựa vào biểu thuế suất (điều 22 luật thuế TNCN 2007). Ví dụ thu nhập tính thuế của A là 12 triệu đồng; thì 5 triệu đầu tính thuế suất 5%, 5 triệu tiếp theo tính thuế suất 10%, 2 triệu còn lại tính thuế 15%. Thuế phải nộp bằng tổng 3 khoản này.

Khi nào tính thuế thu nhập cá nhân

Trả lời: Khi thu nhập tính thuế (không phải tổng thu nhập) của bạn lớn hơn 0 đồng! Ngoài các khoản không chịu thuế của bạn, khoản giảm trừ cho chính bạn hiện nay là 9 triệu đồng/ tháng, giảm trừ cho người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/ tháng; giảm trừ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Giả sử thu nhập chỉ nuôi sống bạn, có đóng BHXH 8%, BHYT 1.5%, BHTN 1% thì thu nhập phải trên 9 + 9* (8%+ 1.5% + 1%) = 9.945 triệu đồng/ tháng (tương đương gần 120 triệu đồng/ năm) mới bắt đầu tính thuế TNCN. 

thebank_tinhthuethunhapcanhannhuthenao_1495447515

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?

Ví dụ: Người A có thu nhập 15 triệu đồng/ tháng, được phụ cấp 6 triệu nhưng 1 triệu đồng trong đó không chịu thuế. BHXH, BHYT đóng trên mức thu nhập 10 triệu đồng, A không có con cái thì thuế thu nhập hàng tháng của A như sau: Thuế TNCN = TNTT* biểu thuế suất;

TNTT = (TTN - KCT) - KGT - bảo hiểm; trong đó:

  • TTN là 21 triệu đồng;
  • Khoản KCT là 1 triệu, KGT cá nhân hàng tháng cho bạn là 9 triệu đồng;
  • BHXH, BHYT, BHTN là (8%+ 1.5%+ 1%)* 10 =1.05 triệu đồng;

⇒ TNTT = 21 - 1 - 9 - 1.05 = 9.95 triệu đồng.

Dựa vào biểu thuế suất

  • Mức thuế bậc 1 = 5 triệu *5%= 250.000đ (5 triệu là mức TNTT tối đa áp dụng ở bậc 1- biểu thuế suất);
  • Mức thuế bậc 2 = (9.95 - 5) *10% = 495.000đ (TNTT < 10 triệu tối đa ở bậc 2, nên số còn lại tính hết ở b2);
  • Không tính mức thuế bậc 3 vì không còn TNTT lũy kế.

Vậy tổng mức thuế TNCN của A phải đóng hàng tháng là 745.000đ cho thu nhập 21 triệu đồng; nghĩa là tổng số tiền thuế phải nộp trong năm là 8.94 triệu đồng cho tổng thu nhập 252 triệu đồng/năm.

Chúng ta có quan niệm mở tài khoản ngân hàng sẽ bị quản lý về thu nhập và bị đánh thuế TNCN, nhưng theo phân tích cơ bản ở trên thì thu nhập ít nhất phải từ 10 triệu đồng/ tháng chưa kể nhiều khoản giảm trừ, khoản không chịu thuế khác thì thực tế thuế TNCN bạn phải đóng sẽ thấp hơn rất nhiều, thậm chí không phải nộp thuế TNCN.

Đừng vì lý do này mà chúng ta bỏ qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện ích như ngân hàng điện tử, thẻ ATM. Hãy mở tài khoản, đăng ký các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đó, đặc biệt là sử dụng thẻ ATM để thanh toán thường xuyên hơn thay cho tiền mặt chứ không chỉ rút tiền mặt và chuyển khoản như chúng ta đang làm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *