avatart

khach

icon

10 bài học về tiền bạc cần dạy cho con trẻ

Tài chính cá nhân

- 17/06/2022

0

Tài chính cá nhân

17/06/2022

0

Trong một thế giới thay đổi chóng mặt như hiện nay, có lẽ thế giới bạn có thể thay đổi chính là cuộc sống của con trẻ sau này.

Mục lục [Ẩn]

Trường học không dạy con trẻ của bạn cách kiếm tiền và chi tiêu như thế nào cho đúng. Là ba mẹ, chúng ta phải tự ý thức việc dạy cho con trẻ cách quản lý và chi tiêu tiền bạc quan trọng như thế nào ngay từ khi còn nhỏ.

Trong một thế giới thay đổi chóng mặt như hiện nay, có lẽ thế giới bạn có thể thay đổi chính là cuộc sống của con trẻ, hãy dạy cách để tiền bạc làm đẹp cho cuộc sống của chúng. Và dưới đây là 10 bài học mà bạn nên dạy trước khi chúng lên 12, theo Parents.

10 bài học cần dạy cho con trẻ cách quản lý tiền bạc

Bài học: Tiền không mọc trên cây

“Cây cần đủ nước để phát triển cho tới khi trưởng thành; lúc này nó có thể tự kết trái mà không cần tác động nào của con. Nhưng ở mặt trái lại, tiền không phải trái ngọt trên cây để hái lượm dễ dàng, mà con cần phải vận động rất nhiều mới có thể tạo ra nó”.

thebank_baihocvekiemtien_1503048295

"Tiền không mọc trên cây" cũng là tiêu đề một cuốn sách xuất bản năm 1994

Những đứa trẻ thấy tiền "chui ra" khi bạn rút tiền bằng thẻ ATM sẽ không nhận thức được rằng nó có giới hạn... Vì vậy bằng cách nào đó hãy dạy cho chúng biết, để cây có thể đâm hoa kết trái, nó cũng phải vất vả tìm kiếm chất dinh dưỡng trong đất và ánh sáng mặt trời từ ngày này qua ngày khác mới có thể “tổng hợp” nên kết quả như vậy.

“Nếu con muốn biết kiếm tiền như thế nào, hãy cùng cô giúp việc quét sân và tưới vườn hoa trước nhà. Khi mệt con có thể dừng lại, ba mẹ sẽ trả cho con số tiền công xứng đáng”.

Bài học: Điều tuyệt vời sẽ đến nếu biết chờ đợi

Hãy dạy những đứa trẻ của bạn biết cách kiềm chế tâm lý “đòi mua trước, tính trả sau”, để không phải chìm ngập vào nợ nần sau này. Chẳng hạn nếu có thể, hãy dạy cách làm một chiếc bánh mì trứng cho bữa sáng với các thành phần sẵn có mà chúng thích thay vì luôn tiện tay mua ở bên ngoài.

Sẽ mất thời gian nhưng lại giúp con trẻ tận dụng được tất cả những gia vị đang có trong nhà cho chiếc bánh mì trứng, để chúng không phải lo lắng sau này chỉ vì muốn được thỏa mãn trước mắt.

thebank_contretulambanhmi_1503048295

"Raising can-do Kids" xuất bản năm 2015

Bài học: Đừng có tiêu ngay sau khi kiếm được tiền

Thật khó để chúng tập trung và tự lên một danh sách những thứ con trẻ muốn với cái đầu tràn ngập trí tưởng tượng bên trong, vì vậy bạn hãy ngồi xuống và gợi ý về những thứ chúng muốn có với số tiền hiện có. Sau đó giúp xếp hạng thứ tự ưu tiên những gì cần mua trước.

Ngân sách đơn giản bao gồm những thứ cần mua và tổng số tiền cần có. Chúng cần phải viết ra những thứ sẽ mua, mua ở cửa hàng nào, giá bán của những thứ đó để tạo ngân sách. Việc này dần dần sẽ hình thành cho con trẻ thói quen lên kế hoạch trước khi mua sắm.

Bài học: Tiết kiệm rất thú vị

“Con chưa có đủ tiền để mua được một chú chó phải không? Vậy thì hãy tiết kiệm tiền ba mẹ cho con hàng ngày lại nhé, nếu con có thể dành dụm hàng ngày thì 1 tháng sau con có thể đón nó về nhà rồi!”. Hãy để chúng tự trả tiền, hẳn là con trẻ sẽ không bao giờ quên được cảm giác vui sướng vì đã tự mình tiết kiệm để mua được một thứ gì đó chúng thích đâu...

Hãy coi số tiền tiết kiệm như một khoản chi tiêu bắt buộc.

thebank_contrehoccachtietkiem_1503048295

Hãy dạy con tiết kiệm

Bài học: Theo dõi thường xuyên

Hãy dạy con trẻ cách quản lý tiền tiết kiệm hàng ngày thông qua sổ ghi chú (hoặc máy tính). Bạn đừng quên thường xuyên dò hỏi chúng xem đã chắt bóp được bao nhiêu sau ít ngày.

Bài học: Học cách tiêu tiền có chừng mực

Cách tốt nhất để dạy cách tiêu tiền như thế nào có chừng mực là đưa cho một ít. Nếu nhu cầu của nó “bùng nổ” tới độ muốn mua được điện thoại Smartphone thay vì một chiếc xe đồ chơi nhưng lại không đủ tiền cho việc đó, thì bài học về chi tiêu đầu tiên mà chúng học được là “tiền không đủ để mua smartphone”.  Bạn nên gợi ý thêm về chiếc ván trượt.

Bài học: Học cách hoài nghi

thebank_bai_hoc_ve_su_hoai_nghi_1503048295

Hãy dạy con biết cách hoài nghi

Mọi thứ trong quảng cáo rất tuyệt vời nhưng lại không có thực, vì tất cả đều được phóng đại lên. “Chủ nghĩa hoài nghi” sẽ giúp chúng nhận ra rằng mọi thứ đều không được tuyệt hảo như trong quảng cáo trên Tivi, để không phải phí hoài tiền bạc vào những thứ chưa cần tới ở lứa tuổi này, chẳng hạn như đồ công nghệ.

“Cách tốt nhất để dạy bài học này là hãy làm theo mong muốn của con trẻ, và đặt cược chiếc xe đó sẽ hỏng sau một thời gian nữa. Nếu con trẻ dám đặt cược, và đúng là chiếc xe sẽ hỏng ít ngày sau thì nó sẽ hoài nghi về quảng cáo đó sớm thôi!”.

Bài học: Khiến tiền làm ra tiền

Chỉ nên dạy bài học nâng cao này sau khi chúng có thể thực hiện thành thạo hơn các bài học còn lại. Hãy cho con trẻ biết tiền tiết kiệm chưa dùng tới có thể “sinh ra tiền” mà không cần làm gì. Thật khó để con trẻ hình dung được lãi suất tiết kiệm là gì, vì vậy hơn hết bạn nên mượn của chúng một ít tiền và trả lại với số tiền lớn hơn một chút vào ngày mai.

Lãi suất gửi tiết kiệm online các ngân hàng hiện nay.

thebank_dayconquanlytienbac_1503048295

Dạy con biết cách tiền sinh ra tiền

Bài học: Chia sẻ

Hãy dạy con trẻ cách chia sẻ một phần số tiền tiết kiệm và quyên góp cho một quỹ nào đó. Chúng sẽ nhận ra rằng tiền có thể giúp đỡ người khác hơn là dùng để mua một thứ gì đó quá đỗi thừa thãi.

Đừng quên nhắc nhở vấn đề không nằm ở việc cho đi bao nhiêu, quan trọng là chúng vui vẻ để làm điều đó mà ngoài sự vui mừng, con không mong đợi gì thêm từ họ nữa.

Hơn cả, bài học cuối cùng về tiền bạc bạn nên dạy cho con trẻ trước khi chúng lên 12, rằng tiền không được là mục tiêu theo đuổi của cuộc sống, đừng để nó biến con thành nô lệ mà đánh mất ta là ai - giống như lời dạy của tỷ phú giàu thứ tư thế giới Warren Buffett cho con thứ Peter Buffett của ông.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *