avatart

khach

icon

Những quy định pháp luật về vay tín chấp ngân hàng hiện nay

Kiến thức vay tín chấp

- 13/03/2023

0

Kiến thức vay tín chấp

13/03/2023

0

Nhu cầu vay tín chấp hiện nay đang ngày một tăng cao, tuy nhiên cần nắm rõ những quy định pháp luật về cho vay tín chấp để tránh gặp những rắc rối.

Mục lục [Ẩn]

 Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản. Theo đó, các ngân hàng, công ty tài chính sẽ dựa dựa trên uy tín cá nhân và đơn vị công tác của khách hàng để xem xét có cho vay không.

Quy định về lãi suất cho vay

Căn cứ theo Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo đó, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được xác định theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/năm.

Như vậy lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng không được quá: 9% x 1,5 = 13,5%/năm.

Quy định về hình thức vay tín chấp

Hình thức vay tín chấp được quy định trong Điều 372, Điều 373 – Bộ Luật dân sự 2005. Cụ thể như sau:

Điều 372. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

Điều 373. Hình thức bảo đảm bằng tín chấp

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

Quy định xử phạt hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định pháp luật khi vay tín chấp

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thì có các mức xử phạt tương ứng với các hành vi sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;

b) Phát hành cam kết bảo lãnh không theo mẫu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thiết kế.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lập hợp đồng cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật;

b) Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;

c) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật;

d) Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản;

b) Thu không đúng quy định của pháp luật các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;

c) Ép khách hàng sử dụng tiền vay gửi lại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Vi phạm quy định về cấp tín dụng tại Khoản 3 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Vay vốn thông qua khách hàng vay;

đ) Ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân có các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tương ứng.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Quy định của pháp luật về vay tín chấp

Quy định của pháp luật về vay tín chấp

Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm các quy định pháp luật khi vay tín chấp.

Theo Điều 179, Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 có quy định về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như sau:

1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Những lưu ý khi vay tín chấp ngân hàng hiện nay

Các tổ chức cho vay tín chấp

Tổ chức tín dụng cho vay tín chấp chính là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Có thể liệt kê ra các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) hiện nay thực hiện chức năng cho vay vốn tín chấp như: FE Credit , Home Credit

Tìm hiểu thêm: Top 8 ngân hàng cho vay tín chấp theo lương đến 500 triệu.

Các tổ chức cho vay tín chấp uy tín

Các tổ chức cho vay tín chấp uy tín

Điều kiện vay tín chấp

  • Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
  • Tuổi từ 18 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Riêng khách hàng làm việc trong lĩnh vực đặc thù như: quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, giáo sư… phù hợp với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
  • Có hộ khẩu thường trú/tạm trú trên cùng tỉnh/thành phố với chi nhánh cho vay hoặc làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố chi nhánh cho vay và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn giáp ranh chi nhánh cho vay.
  • Có thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.
  • Không có nợ xấu kể từ 3 năm trở lại tính đến thời điểm vay vốn.

Quy trình cho vay tín chấp

Khi vay tín chấp, khách hàng sẽ trải qua quy trình gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nhận hồ sơ vay tín chấp: Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp.
  • Bước 2: Thẩm định đơn xin vay: Căn cứ vào khả năng tài chính đây là căn cứ quyết định điều kiện xem người vay vốn có khả năng trả nợ hay không? Căn cứ vào nơi cư trú để ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xác minh cũng như đảm bảo hơn uy tín của người vay tín dụng.
  • Bước 3: Phân tích tín dụng: Phía ngân hàng tiến hành đánh giá khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng dựa trên 3 nội dung sau: Đánh giá khả năng tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, đánh giá phương án vay vốn của khách hàng.
  • Bước 4: Xét duyệt và cho vay: Nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cấp để xem xét việc cho vay hay không. Nếu được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp khách hàng để ký kết hợp đồng vay tín chấp.
  • Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân: Sau khi đơn xin vay tín chấp được thẩm định và phê duyệt thì tiến hành ký hợp đồng. Nội dung của hợp đồng đảm bảo yêu cầu tại điều 373 – Bộ Luật dân sự 2005, tức là vay tín chấp được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
  • Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới: Thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm 1 phần khoản vay gốc và số tiền lãi. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng đã ký trước đó. Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp.

Có thể thấy các hình thức xử lý vi phạm được liệt kê ở trên thì đa số đều áp dụng cho chủ thể cho vay tín chấp. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc tài chính và khả năng trả nợ trước khi vay.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *