avatart

khach

icon

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Với những chính sách bảo đảm quyền lợi cho người lao động, thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được hưởng những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, với chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người vẫn còn không khỏi băn khoăn.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm mục đích bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ cho người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm việc làm mới trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Những thông tin trong bài viết dưới dây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Bảo hiểm thất nghiệp là một quyền lợi đặc biệt dành cho người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp là một quyền lợi đặc biệt dành cho người lao động

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng BHTN?

Căn cứ Luật việc làm 2013 quy định về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Cụ thể như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 

1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: 

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; 

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Từ quy định pháp luật trên thì một trong những đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng. Người lao động theo quy định được xác định là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

Vậy người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, nếu Doanh nghiệp và lao động người nước ngoài muốn tham gia để hưởng lợi, thì đây là chế độ khuyến khích tham gia, không bắt buộc.

Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp có lợi ích gì đối với người lao động.

thebank_hinh2chinhsachbaohiem_1511320569

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định rất rõ ràng và cụ thể 

Mức đóng và chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Từ 01/01/2018, lao động người nước ngoài tại Việt Nam cũng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể quy định về mức đóng và chế độ BHXH cho người nước ngoài như thế nào mời bạn tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây:

Mức đóng và chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài mới nhất.

Mặc dù theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người nước ngoài. Tuy nhiên, với việc gia tăng ngày càng nhiều lao động nước ngoài tại Việt Nam, thì chế độ này rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và lao động người nước ngoài nói riêng.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *