Tài khoản tiền gửi phong tỏa là gì? và những điều chưa biết
Mục lục [Ẩn]
Tài khoản tiền gửi phong tỏa là gì?
Các bạn đã bao giờ nghe thấy các cụm từ “Tiền gửi phong tỏa”, “Tài khoản tiền gửi phong tỏa” hoặc “Phong tỏa tài khoản” chưa? Đây được xem là những cụm từ tương đối phổ biến đối với khách hàng khi có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Phong tỏa là gì?
Phong tỏa được hiểu là bao vây một khu vực hay một địa phận nào đó, làm nó bị cô lập, cắt đứt mọi giao thông liên lạc với bên ngoài.
Tài khoản tiền gửi phong tỏa: Là tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính khóa 1 phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Theo Nghị định 64/2001/NĐ- CP thì tài khoản tiền gửi phong tỏa là tài khoản tiền gửi thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ khi:
Có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Các trường hợp khác.
Xem thêm: Sổ tiết kiệm bị phong tỏa khi nào?
Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!
Khái niệm tài khoản tiền gửi phong tỏa
Các trường hợp phong tỏa tài khoản
Theo khoản 2 Điều 12 “Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán” của Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 có quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng như sau:
“Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.”
Như vậy khách hàng sẽ có nguy cơ bị khóa tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng khi rơi vào một trong các trường hợp trên. Để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình thì bản thân người dùng phải có thường xuyên trau dồi những kiến thức về pháp luật liên quan đến tài khoản tiền gửi.
Nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí!!!
Thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN:
“Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.”
Như vậy, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản là Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và người ra quyết định thanh tra. Còn Ngân hàng chỉ có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài khoản của ngân hàng đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 80/2016/NĐ-CP)
Xem thêm: Khi bị phong tỏa số tiền trên sổ tiết kiệm được xử lý như thế nào?
Lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản
Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!
Điều gì sẽ xảy ra sau khi phong tỏa tài khoản
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, ngân hàng đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về vụ việc này.
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành 5 bản, trong đó 1 bản được giao ngay cho người bị buộc tội, 1 bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án, 1 bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Thời hạn phong tỏa tài khoản
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau. (Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP).
- Khi kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận phong tỏa TK giữa chủ TK/các đồng chủ tài khoản và Ngân hàng;
- Khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa;
- Các trường hợp khác theo quy định của Ngân hàng.
Ngoài ta, việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức vô cùng bổ ích dành cho khách hàng về việc tài khoản tiền gửi bị phong tỏa, do vậy người dùng cần tuyệt đối lưu ý để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh hiệu quả.
Nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất