avatart

khach

icon

Cần biết gì về chứng chỉ tiền gửi khả nhượng để thành người thắng cuộc

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 31/07/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

31/07/2019

0

Nếu chứng chỉ tiền gửi mang đến khả năng sinh lời cao trong dài hạn thì chứng chỉ tiền gửi khả nhượng là một sản phẩm hấp dẫn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đừng để sự thiếu hiểu biết biến bạn thành người thua trong cuộc đua hiện nay.

Mục lục [Ẩn]

Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit) là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Người sở hữu chứng chỉ này sẽ được hưởng lãi suất và được quyền cho, tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành.

Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng hay còn có tên gọi khác là Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (NCD) là một loại hình tiền gửi mà ngân hàng và các công ty tài chính phát hành, với mục đích là vay mượn tiền của khách hàng để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như mở rộng đầu tư.

Tìm hiểu ngay: Chứng chỉ tiền gửi vô danh là gì? Các quyền lợi của người sở hữu

Tại nước ta, chứng chỉ tiền gửi khả nhượng còn khá xa lạ với người tiêu dùng nhưng đây là một sản phẩm rất thành công ở các nước châu Mỹ, với mệnh giá tối thiểu là 100.000 USD.

Đừng trở thành người thua cuộc vì thiếu hiểu biếtĐừng trở thành người thua cuộc vì thiếu hiểu biết

Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi khả nhượng

Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng là một loại hình đầu tư khá quen thuộc ở Mỹ, nó có những ưu điểm vượt trội không thể chối từ nhưng đồng thời cũng có những nhược điểm của riêng mình. 

Ưu điểm

Có thể bán lại ở thị trường thứ cấp với tính thanh khoản cao

Ưu điểm nổi trội so với chứng chỉ tiền gửi thông thường là sản phẩm có thể bán lại ở thị trường thứ cấp với tính thanh khoản cao. Rất nhiều nhà tổ chức lớn, những cá nhân có thu nhập cao thường xuyên mua NCD để đầu tư bởi vì rủi ro thấp, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất ít tiền hơn nếu lãi suất giảm đột ngột.

Do đó, khi sở hữu chứng chỉ tiền gửi khả nhượng trong tay, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc kiếm người để chuyển nhượng mà không bị ngân hàng phạt. Trong trường hợp chuyển nhượng, bạn hoàn toàn có quyền chủ động để thương lượng với người mua về mức giá, thường được xác định vào mức lãi suất ban đầu và thời gian còn lại. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn nên thực hiện điều này trước 14 ngày tính đến thời điểm đáo hạn.

Thời gian đáo hạn của sản phẩm này rất ngắn, thường chỉ từ hai tuần đến một năm nên rất phù hợp cho các khoản đầu tư ngắn hạn. Các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất cao hơn cho NCD so với các loại hình tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cùng kỳ hạn. Nên nếu bạn là người thường xuyên theo dõi biến động thị trường tài chính, chắc chắn rằng bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với chứng chỉ tiền gửi khi tham gia sản phẩm này.

Bạn sẽ mất ít tiền hơn nếu lãi suất giảmBạn sẽ mất ít tiền hơn nếu lãi suất giảm

Tính an toàn rất cao

Tại Mỹ, chứng chỉ tiền gửi khả nhượng được Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) bảo hiểm lên đến $250.000. Điều này có nghĩa là, bạn đầu tư một khoản tối thiểu là $100.000 vào NCD nhưng chẳng may chưa đến ngày đáo hạn ngân hàng bị phá sản, tùy vào khoảng thời gian còn lại mà bạn sẽ nhận lại được số tiền bồi thường tương ứng.

Khi lãi suất giảm có thể thu hồi

Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có thể thu hồi từ phía ngân hàng khi lãi suất giảm mạnh. Trong trường hợp này, bạn sẽ được đền bù thiệt hại với một tỉ lệ cao hơn lãi suất đã ký lúc ban đầu.

Bạn sẽ được bồi thường số tiền khá lớnBạn sẽ được bồi thường số tiền khá lớn

Nhược điểm 

Cũng giống như chứng chỉ tiền gửi, bạn không thể bán lại cho ngân hàng chứng chỉ tiền gửi khả nhượng khi chưa đến ngày đáo hạn. Nếu thực hiện điều này, bạn sẽ hoàn toàn bị mất tất cả số tiền lãi, đồng thời sẽ bị phạt với một mức phí khá cao.

Có loại hình chứng chỉ tiền gửi khả nhượng dài hạn không?

Trên thị trường hiện nay đã có loại hình NCD dài hạn nhưng không được biết đến rộng rãi như NCD ngắn hạn. Nguyên nhân là do thời gian gửi ít nhất của sản phẩm này lên đến 5 năm.

Mặc dù vậy, vẫn có người mua NCD dài hạn bởi số tiền lãi nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với NCD ngắn hạn nếu thị trường phát triển ổn định, rủi ro thấp. Hơn nữa, tại một số nước như Philippine khi sở hữu NCD dài hạn, bạn sẽ được miễn thuế.

Cuối cùng, sản phẩm cũng có thể bán lại trên thị trường thứ cấp và các nhà đầu tư sẽ nhận được khoản thanh toán lãi theo hàng quý.

Xem thêm: Những thông tin quan trọng về chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn?

Bạn sẽ được nhận tiền lãi theo quýBạn sẽ được nhận tiền lãi theo quý

Nhìn chung, chứng chỉ tiền gửi khả nhượng là một sản phẩm đầu tư rất phù hợp trong ngắn hạn, không chỉ vì có thể chuyển nhượng trên thị trường mà còn có khả năng sinh lời lớn nếu thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin tài chính. Chính vì vậy nếu có cơ hội, hãy tìm hiểu để tham gia NCD một cách hợp lý để có khả năng nhận được số tiền lãi cao nhất bạn nhé.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *