Cần làm gì khi sổ đỏ bỗng nhiên “không cánh mà bay”?
Mục lục [Ẩn]
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay còn gọi là sổ đỏ, là một giấy tờ vô cùng quan trọng chứng minh quyền sở hữu của bạn với bất động sản của mình. Khi không may mất giấy tờ này, chúng ta cần làm gì để cấp lại và thủ tục cấp lại sổ đỏ có phức tạp hay không?
1. Quy trình cấp lại sổ đỏ
Để tiến hành thủ tục cấp lại sổ đỏ, người sở hữu cần đến ngay cơ quan công an xã phường nơi mất sổ đỏ để làm thủ tục trình báo sự việc và đề nghị cấp Giấy tờ xác nhận việc mất Sổ đỏ của công an xã, phường có thẩm quyền. Việc trình báo này cần thực hiện ngay khi bạn phát hiện ra mình đã mất giấy tờ sổ đỏ để nhanh chóng được cấp lại, tránh gây ảnh hưởng đến những công việc khác.
Sau khi đã trình báo, căn cứ vào Khoản 1, Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 thì: “Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn”.
Do đó, bạn cần làm đơn khai báo với UBND nơi có đất để UBND niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở nhằm mục đích tìm kiếm trong thời hạn 30 ngày. Trong thời gian này, người sở hữu đất và những người khác trong khu vực lân cận có thể mang sổ đỏ đến trình báo trong trường hợp tìm lại được. Đây là thời gian chờ để nếu có cơ hội tìm được cuốn sổ đỏ cũ thì cả UBND và người sở hữu sẽ tránh được quy trình cấp lại về sau.
>>> Bài viết liên quan: Muôn điều lý thú về sổ hồng và sổ đỏ mà bạn có thể bỏ lỡ
Quy trình cấp lại sổ đỏ
Sau thời hạn niêm yết nếu người sở hữu vẫn không tìm được Sổ đỏ thì phải tiếp tục nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ (bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã/phường nơi mất giấy; Giấy xác nhận của UBND xã/phường về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND xã/phường) đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Cuối cùng, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký cấp lại Sổ đỏ; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi cho UBND cấp xã/phường để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã/phường.
Ngân hàng cho vay tín chấp bằng sổ hồng không?
2. Phí làm lại sổ đỏ có đắt không?
Căn cứ theo quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì cấp lại sổ đỏ có mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/ giấy với cấp mới, không quá 50.000 đồng/ cấp lại, cấp đổi hoăc xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất mà không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/ giấy cấp mới và không quá 20.000 đồng/ giấy cấp lại hoặc cấp đổi và xác nhận bổ sung.
Phí làm lại sổ đỏ như thế nào?
>>> Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc về vay thế chấp sổ đỏ
Như vậy, tùy thuộc vào việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn có gắn liền với nhà ở và tài sản khác hay không thì mức lệ phí sẽ thay đổi khác nhau. Nhưng với mức phí thế này thì cấp lại sổ đỏ cũng không phải quá khó khăn đúng không?
3. Các hồ sơ cần có khi yêu cầu cấp lại sổ đỏ
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì bạn cần lập hồ sơ để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất bao gồm:
- Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Các hồ sơ cần có khi yêu cầu cấp sổ đỏ
Với các hồ sơ này cùng với quy trình ở bước 1, bạn đã có thể được cấp lại sổ đỏ một cách chuẩn xác và nhanh chóng.
Nếu không may mất sổ đỏ, hãy ngay lập tức trình báo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết để làm lại. Lệ phí cấp sổ đỏ cũng không hề cao nên đừng chần chừ, lần lữa việc quan trọng này để ảnh hưởng tới những công việc khác!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất