avatart

khach

icon

Những quy định mới nhất về thư tín dụng trả chậm

Kiến thức vay vốn

- 27/09/2022

0

Kiến thức vay vốn

27/09/2022

0

Thư tín dụng trả chậm là một khái niệm quen thuộc với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình nghiệp vụ này cũng như những quy định mới về nó.

Mục lục [Ẩn]

Thư tín dụng trả chậm là gì?

Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ). Với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng, và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

Theo Điều 1 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/01 của Thống đốc NHNN:

Thư tín dụng trả chậm (L/C trả chậm) là thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Chia theo thời hạn sẽ có 3 loại thư tín dụng trả chậm: Ngắn hạn (1 năm), trung hạn và dài hạn (trên 1 năm).

Theo đó ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm là các ngân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các loại hình ngân hàng khác (sau đây gọi là "Ngân hàng") được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và có đủ điều kiện theo quy định.

Xem thêm: Phân biệt đặc điểm của các loại thư tín dụng

Thư tín dụng trả chậm một thành phần quan trọng trong xuất nhập khẩu

Thư tín dụng trả chậm một thành phần quan trọng trong xuất nhập khẩu

Đặc điểm

  • Đối tượng khách hàng: Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu.
  • Loại tiền thanh toán: USD, ngoại tệ khác.
  • Người mở L/C chỉ cần thanh toán vào ngày đáo hạn theo kỳ hạn trả chậm quy định trong L/C, tối đa là 365 ngày.
  • Người thụ hưởng có thể được thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo yêu cầu của L/C.
  • Người mở L/C được tài trợ nhập khẩu với lãi suất cạnh tranh.

Quy định mới nhất về thư tín dụng trả chậm

Trình tự giao dịch

  • Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp đồng. Hợp đồng quy định rõ thời hạn thanh toán chậm.
  • Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở L/C.
  • Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).
  • Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác nhận) cho người thụ hưởng.
  • Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới Ngân hàng thông báo/xác nhận.
  • Ngân hàng thông báo/xác nhận đến ngày thanh toán quy định trong hợp đồng sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.

Mức phí

Ngân hàng quy định các loại phí và mức phí cụ thể đối với nghiệp vụ L/C trả chậm phù hợp với chi phí của ngân hàng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Cụ thể như sau:

  • Tổng của phí mở L/C và phí kiểm tra chứng từ tối đa là 2%/năm tính trên trị giá L/C được mở, được tính trong thời hạn hiệu lực của L/C.
  • Phí chấp nhận thanh toán tối đa là 2%/năm tính trên số tiền đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán cho người thụ hưởng, được tính trong thời gian kể từ khi chấp nhận thanh toán tới khi đến hạn phải thanh toán.
  • Phí chuyển tiền ra nước ngoài khi thanh toán L/C do ngân hàng quy định và phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
  • Phí sửa đổi L/C, điện phí, Telex phí và các loại phí hợp lý khác (nếu có phát sinh) do ngân hàng quy định.

Thanh tra và xử phạt

Định kỳ hoặc khi cần thiết, việc kiểm tra, thanh tra đối với nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm được thực hiện như sau:

  • Ngân hàng chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước;
  • Doanh nghiệp chịu sự giám sát, kiểm tra của ngân hàng.
  • Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước về tình hình vay, trả nợ nước ngoài dưới hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm theo quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
  • Ngân hàng, doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ tình hình, số liệu và chứng từ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm cho việc thanh tra nói trên. Việc thanh tra phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt đối với các tổ chức/cá nhân vi phạm quy định, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Các loại thư tín dụng đặc biệt được phân loại như thế nào?

Điều kiện mở thư tín dụng trả chậm

Ngân hàng xem xét để mở thư tín dụng trả chậm cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Loại hình LC Ngắn hạn Trung và dài hạn
Điều kiện chung Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết theo quy định của Ngân hàng.
Có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng về lịch chuyển tiền cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài. Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.
Tại thời điểm xin mở L/C: Không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đã mở trước đó; Không còn nợ với Ngân hàng trong các trường hợp được nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Quy chế này.
Có bảo đảm hợp pháp (Bằng một hoặc nhiều hình thức như: Ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.
Điều kiện riêng Đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Có văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, để phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh giữa các bên, theo quy ước quốc tế có nhiều loại thư tín dụng khác nhau phù hợp với từng yêu cầu thanh toán cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nắm vững những quy định về loại thư đó ở các quốc gia mà họ có giao dịch nhằm tránh vi phạm pháp luật, phát triển kinh doanh tốt hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *