Thủ tục cầm cố chứng khoán đơn giản, nhanh gọn
Mục lục [Ẩn]
Trung tâm giao dịch chứng khoán sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp thì mở tài khoản cầm cố và chuyển chứng khoán vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố.
Khách hàng có thể thế chấp tài sản trong tài khoản chứng khoán để cầm cố tại các tổ chức tín dụng. Thủ tục cầm cố sẽ thực hiện theo quy định, ví dụ như cầm cố chứng khoán niêm yết tại công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC). Theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, HSC sẽ xác nhận phong tỏa chứng khoán tại HSC và đồng thời làm thủ tục phong tỏa chứng khoán của khách hàng tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Sau khi HSC xác nhận phong tỏa, số chứng khoán thế chấp sẽ không được phép giao dịch cho đến khi có văn bản giải tỏa của tổ chức tín dụng và được VSD xác nhận.
Cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có ít nhất có hai chủ thể tham gia:
- Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người đi vay uỷ quyền giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố;
- Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người cho vay uỷ quyền nhận cầm cố chứng khoán bên cầm cố.
Việc giải tỏa cầm cố chứng khoán được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Người giải tỏa cầm cố chứng khoán phải là bên nhận cầm cố chứng khoán;
- Có thể giải tỏa toàn bộ hoặc một phần chứng khoán cầm cố bằng hình thức rút chứng chỉ hay chuyển khoản;
- Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố chứng khoán của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng ký người sở hữu chứng khoán và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố chứng khoán và giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.
>>> Xem thêm: Thủ tục cấm cố chứng khoán niêm yết như thế nào?
Trong giao dịch có ít nhất hai chủ thể tham gia
Theo quy định của pháp luật tại thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành quy định về việc phong tỏa, giải tỏa chứng khoán:
“Điều 33. Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán
1. Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) VSD chỉ thực hiện phong tỏa, giải tỏa chứng khoán sau khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Sau khi phong tỏa, giải tỏa chứng khoán trên các tài khoản lưu ký chứng khoán, VSD có trách nhiệm thông báo để thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện phong tỏa, giải tỏa chứng khoán, đồng thời thông báo cho khách hàng có liên quan của thành viên lưu ký.
2. Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán của nhà đầu tư, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp:
a) VSD thực hiện phong tỏa, giải tỏa chứng khoán của nhà đầu tư khi có yêu cầu của chính nhà đầu tư gửi cho VSD thông qua thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư có chứng khoán lưu ký thực hiện phong tỏa, giải tỏa. Trường hợp nhà đầu tư sử dụng chứng khoán của mình làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán có trách nhiệm phong tỏa, giải tỏa chứng khoán trên tài khoản chứng khoán cầm cố của khách hàng, đồng thời gửi hồ sơ đề nghị phong tỏa, giải tỏa chứng khoán cầm cố cho VSD để hạch toán tương ứng tại VSD;
b) VSD thực hiện phong tỏa, giải tỏa chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp khi có yêu cầu của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp gửi cho VSD. Trường hợp thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp sử dụng chứng khoán của mình làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị phong tỏa, giải tỏa chứng khoán cầm cố tại VSD để hạch toán tương ứng tại VSD;
c) VSD có trách nhiệm xử lý hồ sơ phong tỏa, giải tỏa chứng khoán cầm cố trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. VSD hướng dẫn trình tự, thủ tục phong tỏa, giải tỏa chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng khoán cầm cố tại VSD quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
>>> Bài viết liên quan: Biểu phí lưu ký chứng khoán –thị trường chứng khoán trong tầm tay bạn
Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán theo quy định pháp luật
Nếu bên cầm cố chứng khoán thực hiện không đúng theo thoả thuận thì chứng khoán cầm cố đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cầm cố chứng khoán
Theo quy định của pháp luật, thủ tục cầm cố chứng khoán được thực hiện như sau:
Khách hàng (bên cầm cố) gửi yêu cầu cầm cố chứng khoán cho thành viên lưu ký nơi mở tài khoản;
Thành viên lưu ký thực hiện kiểm tra để xác định liệu chứng khoán liên quan có thể được cầm cố hay không;
Thành viên lưu ký phải chuyển cho VSD hồ sơ cầm cố chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cầm cố hợp lệ của khách hàng;
VSD có trách nhiệm xử lý hồ sơ cầm cố trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên. Trường hợp không chấp thuận cầm cố chứng khoán, VSD phải gửi văn bản thông báo rõ lý do.
Xử lý chứng khoán cầm cố theo thỏa thuận hai bên hoặc thủ tục đấu giá
Theo quy định pháp luật hồ sơ cầm cố chứng khoán bao gồm:
- Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố (02 liên);
- Giấy đề nghị cầm cố chứng khoán của khách hàng có xác nhận của thành viên (02 liên)
- Bảng kê chứng khoán cầm cố có xác nhận của bên nhận cầm cố (02 liên).
Theo quy định của pháp luật chung về giao dịch bảo đảm, khi xử lý cầm cố chứng khoán, chứng khoán được cầm cố có thể được bán cho bên thứ ba. Việc xử lý cũng có thể thực hiện theo phương thức bên nhận cầm cố nhận chính chứng khoán được cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất