Dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán là dịch vụ mà khách hàng là người được hưởng lợi nhiều hơn là ngân hàng. Với sự bùng nổ của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán phi tập trung (Thị trường OTC), cả khách hàng và các ngân hàng đều cần thận trọng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán.
Cầm cố chứng khoán là gì?
Cầm cố chứng khoán là việc các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng cho vay tiền để đầu tư chứng khoán, tài sản đảm bảo là chứng khoán. Đây thực chất là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố (người đầu tư) và bên nhận cầm cố (ngân hàng).
Việc thực hiện cầm cố chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.
Cầm cố chứng khoán tại ngân hàng có ít nhất có hai chủ thể tham gia:
- Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh mình hoặc được người đi vay ủy quyền giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố.
- Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh mình hoặc được người cho vay ủy quyền nhận cầm cố chứng khoán bên cầm cố.
Xem thêm: Có nên vay cầm cố chứng khoán ngân hàng không?
Lợi ích của cầm cố chứng khoán
- Cầm cố chứng khoán có thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, có thể đáp ứng nhu cầu tức thời kinh doanh của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Khách hàng có thể vay được một số tiền khá lớn từ hình thức cho vay này
- Tùy từng ngân hàng sẽ có phương thức trả nợ linh hoạt
- Điều kiện cho vay không quá phức tạp chỉ cần là khách hàng cá nhân là người Việt Nam, là chủ sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán cầm cố để vay vốn, không có nợ xấu, nợ quá hạn ở các ngân hàng tại thời điểm cấp tín dụng
- Mức lãi suất ổn định, tùy vào từng ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất theo thời điểm biến động của giá trị chứng khoán.
Xem thêm: Bán cầm cố chứng khoán là gì? Một số rủi ro cần tránh
Cầm cố chứng khoán là gì?
Quy định về cầm cố chứng khoán
Việc thực hiện cầm cố chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.
Trung tâm giao dịch chứng khoán sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển chứng khoán vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố.
Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký, bên cho vay (hoặc bên vay) phải uỷ quyền việc nhận cầm cố chứng khoán (hoặc việc giao chứng khoán cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác.
Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các chứng khoán khác của bên cầm cố. Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố chứng khoán, thì phải đình chỉ việc rút, chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các chứng khoán trên tài khoản cầm cố trong thời gian cầm cố. Trung tâm giao dịch chứng khoán gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố về việc đã thực hiện cầm cố chứng khoán.
Việc giải tỏa cầm cố chứng khoán được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Người giải tỏa cầm cố chứng khoán phải là bên nhận cầm cố chứng khoán.
- Có thể giải tỏa toàn bộ hoặc một phần chứng khoán cầm cố bằng hình thức rút chứng chỉ hay chuyển khoản.
- Có văn bản đề nghị giải tỏa cầm cố chứng khoán của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện hủy bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng ký người sở hữu chứng khoán và thông báo văn bản cho người nhận cầm cố việc hủy bỏ cầm cố chứng khoán và giải tỏa tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.
- Nếu bên cầm cố chứng khoán thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì chứng khoán cầm cố đó được xử lý do các bên thỏa thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cầm cố chứng khoán tại ngân hàng - Đòn bẩy giúp doanh nghiệp
Quy định về hạn mức cầm cố cổ phiếu
Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ - CP quy định “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ - CP quy định: “Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giấy tờ có giá đó".
Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp tài sản cầm cố là các loại chứng khoán thuộc đối tượng phải đăng ký, lưu ký chứng khoán thì việc đăng ký cầm cố tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và việc đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”.
Như vậy có thể vay thế chấp bằng cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu việc giao cổ phiếu cho chủ nợ có bảo đảm giúp thỏa mãn yêu cầu giao tài sản cầm cố cho chủ nợ có bảo đảm quy định tại các Điều 326 và Điều 328 của Bộ luật dân sự 2005 để hợp đồng cầm cố có hiệu lực.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2014, “cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”.
Như vậy, cổ phiếu không tự thân chứa các quyền hành động đối với công ty bởi vì các quyền phát sinh từ phần vốn góp như quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và quyền được hưởng khối tài sản còn lại của công ty khi tiến hành thủ tục thanh lý cũng như mọi quyền phát sinh từ hợp đồng khác đối với công ty phụ thuộc vào việc đăng ký vào sổ cổ đông của công ty.
Hiện nay chưa có văn bản nào ghi nhận hạn mức cổ phiếu được đem đi cầm cổ của công ty là bao nhiêu. Việc cầm cố bao nhiêu cổ phiếu sẽ do các thành viên trong công ty tự thỏa thuận với nhau.
Xem thêm: Thủ tục cầm cố chứng khoán niêm yết như thế nào?
Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán
Hiện nay, mức lãi suất cầm cố chứng khoán đối với khoản vay dưới 2 tháng là 25% một năm; từ 2 tháng trở lên sẽ lên tới 27%. Trước đó, lãi suất cho vay chứng khoán thường ở mức 20 - 22% một năm. Số tiền được vay lớn tối đa lên tới 20 tỷ đồng và không vượt quá 50% giá trị cầm cố của cổ phiếu đồng thời không quá 5 lần mệnh giá cổ phiếu.
Tại một công ty chứng khoán khác có trụ sở chính tại Hà Nội, lãi suất quá hạn cho các khoản vay chứng khoán lên tới 32,4% một năm. Tất cả những động thái trên tương ứng với việc Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng đã vượt mức 14% một năm, lên 17% tại nhiều ngân hàng.
Tham khảo thêm các sản phẩm vay thế chấp hiện nay để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho khoản vay của mình.
Nắm rõ quy định về cầm cố chứng khoán
Quy trình cầm cố chứng khoán
Quy trình cầm cố chứng khoán yêu cầu hai bên cần thực hiện theo đúng các thỏa thuận đã đề ra, nếu không thì chứng khoán cầm cố đó được xử lý do các bên thỏa thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Cụ thể quy trình cầm cố chứng khoán như sau:
- Bước 1: Yêu cầu khách hàng cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán
- Bước 2: Khi đã có tài khoản giao dịch chứng khoán khách hàng cần phải điền đầy đủ các thông tin vào phiếu gửi chứng khoán kèm theo sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán đưa cho nhân viên dịch vụ.
- Bước 3: Các nhân viên dịch vụ sẽ kiểm tra thông tin trên sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán. Nếu thông tin khớp, ký trên phiếu gửi chứng khoán và trả lại khách hàng 01 liên. Nếu thông tin không khớp, yêu cầu khách hàng cung cấp CMND, ký vào mẫu đề nghị điều chỉnh thông tin của VSD. Sau đó trả lại khách hàng 01 liên phiếu gửi chứng khoán.
- Bước 4: Nhân viên dịch vụ sẽ hoàn thiện hồ sơ, gửi lên hệ thống.
- Bước 5: Sau khi nhận được chứng từ ghi có hiệu lực, nhân viên dịch vụ sẽ hạch toán ghi tăng số chứng khoán tương ứng của khách hàng vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS thông báo cho khách hàng biết kết quả ghi có này.
Một số rủi ro khi vay cầm cố chứng khoán
Tuy nhiên, khi cầm cố cổ phiếu như trên sẽ có những rủi ro nhất định như:
- Giá trị phần vốn góp được thế chấp bị giảm sút do việc quản lý công ty không tốt hay trong tình huống xấu hơn do động cơ xấu của bên bảo đảm vì bên bảo đảm vẫn thực hiện quyền biểu quyết nên vẫn tham gia vào việc quản lý công ty.
- Việc phần vốn góp thế chấp biến mất do việc công ty giảm vốn điều lệ nhằm làm vô hiệu hóa giao dịch cầm cố vì tài sản cầm cố không còn sau đó lại thực hiện tăng vốn điều lệ.
Cho vay cầm cố chứng khoán là dịch vụ có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các dịch vụ cho vay khác về tốc độ quay vòng vốn và thời gian cho vay. Trên đây là thông tin chi về cầm cố chứng khoán, đó là những quy định về cầm cố chứng khoán cần nắm rõ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.