avatart

khach

icon

Lưu ý khi làm báo cáo kế toán về chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Chứng khoán kinh doanh thường xuất hiện trong các báo cáo kế toán và tài chính của các công ty. Vì thế, kế toán phải cẩn thận khi thực hiện loại tài khoản này.

Mục lục [Ẩn]

Chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản trong công ty có phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Chứng khoán kinh doanh là một loại tài khoản không thể thiếu khi bạn làm báo cáo tài chính hàng tháng hoặc hàng năm.

Vì thế, dân kế toán cần nắm rõ loại tài khoản này để việc thực hiện báo cáo được diễn ra nhanh chóng và đúng đắn.

Chứng khoán kinh doanh là gì?

Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật được phát hành với mục đích kinh doanh.

Khi làm kế toán, tài khoản chứng khoán kinh doanh dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời).

Chứng khoán kinh doanh bao gồm:

  • Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán
  • Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.

Xem ngay: Những quy định về cầm cố chứng khoán cần ghi nhớ để có thể xử lý tốt nhất những tình huống xấu vô tình sảy đến khi bạn tham gia chứng khoán.

thebank_chung_khoan_kinh_doanh_2min_1530152500

Kiểm tra chứng khoán kinh doanh hàng ngày

Chứng khoán kinh doanh là tài sản hay nguồn vốn?

Với những bạn ban đầu làm báo cáo kế toán, thường không phân biệt được chứng khoán kinh doanh là tài sản hay nguồn vốn. Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như:

  • Tài sản được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng
  • Tài sản có thể dùng để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác
  • Thanh toán các khoản nợ phải trả
  • Tài sản dùng để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Từ đó, có thể nói, chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản vì nó có thể dùng để mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Nếu muốn nhớ một cách đơn giản, chứng khoán kinh doanh là tài khoản 121. Tài khoản đầu 1 đều chỉ các loại tài sản.

Chứng khoán kinh doanh là tài sản ngắn hạn hay dài hạn

Khi biết được chứng khoán kinh doanh là tài sản, các bạn cần phải biết nó là tài sản ngắn hạn hay dài hạn. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 kỳ hoặc trong 1 năm.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật, dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:

  • Vốn bằng tiền
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu
  • Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Vậy, chứng khoán kinh doanh là tài sản ngắn hạn bởi nó nằm trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc các khoản phải thu.

Những lưu ý khi làm kế toán với chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc

Bao gồm: Giá mua + các chi phí mua (nếu có).

Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Xem ngay: Có nên tham gia đầu tư chơi chứng khoán ảo không? Để có những kế hoạch toàn vẹn nhất cho khoản đầu từ của bạn.

thebank_chung_khoan_kinh_doanh_1min_1530152568 

Tính toán cẩn thận khi làm kế toán chứng khoán kinh doanh

Lập dự phòng giảm giá

Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá.

Hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh

Khoản cổ tức được chia cho giai đoạn trước ngày đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

Khi nhà đầu tư nhận được thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) để phát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần.

Xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi

Trường hợp hoán đổi cổ phiếu thì phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi như sau:

  • Với cổ phiếu của công ty niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi
  • Với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM
  • Với cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi.

Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán

Cách tính giá vốn khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán

Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (theo từng loại chứng khoán), giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần mua.

Với những công ty có các tài sản gồm các loại chứng khoán thì người làm kế toán cần phải cẩn thận khi thực hiện việc mở tài khoản chứng khoán kinh doanh để tránh việc nhầm lẫn và sai sót khi làm kế toán cuối tháng hay cuối năm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *