avatart

khach

icon

Quy định của pháp luật về thế chấp vay vốn ngân hàng

Kiến thức vay thế chấp

- 16/09/2019

0

Kiến thức vay thế chấp

16/09/2019

0

Việc thế chấp vay vốn ngân hàng là một dịch vụ lâu đời để huy động vốn cho các tổ chức, cá nhân khi cần tài chính để sản xuất, kinh doanh. Vậy pháp luật quy định về việc này như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Pháp luật đã quy định về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng tại Quyết định 156/NH-QĐ do ngân hàng nhà nước ban hành. Đi kèm với quyết định đó là các điều khoản về việc vay thế chấp ngân hàng dưới đây:

(Ban hành theo Quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18-11-1959 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Quy định chung

Nội dung chính của phần này là giới hạn đối tượng, phạm vi mà luật thế chấp vay vốn ngân hàng có hiệu lực thi hành và chịu trách nghiệm đối với các vấn đề xảy ra trong quy định.

Điều 1: Đối tượng và hạn mức được vay thế chấp

Các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh, các hộ tư doanh, cá thể và các tổ chức liên doanh, tập thể, tư nhân sản xuất làm dịch vụ, cán bộ công nhân viên làm kinh tế gia đình (gọi tắt là bên vay) khi vay vốn ngân hàng phải có tài sản làm thế chấp cho mỗi lần vay. Số tiền được vay tối đa bằng 80% trị giá tài sản thế chấp.

Điều 2: Yêu cầu về tài sản thế chấp ngân hàng

(1) Tài sản thế chấp phải là sở hữu hợp pháp của bên vay. Trường hợp bên vay yêu cầu và được sự thoả thuận của Ngân hàng, bên thứ ba có thể bảo lãnh thay cho bên vay bằng tài sản của mình. Nếu bên vay không có khả năng thanh toán nợ, tài sản bảo lãnh thế chấp của bên thứ ba sẽ được giải quyết như đối với tài sản của bên vay.

2) Việc thế chấp tài sản ở khác địa phương (bên vay không có hộ khẩu thường trú nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở) do ngân hàng cho vay xem xét, giải quyết.

3) Mỗi tài sản chỉ được dùng để thế chấp cho một món nợ. Ngân hàng cùng bên vay xác định giá trị tài sản thế chấp. Thoả thuận của bên vay và bên cho vay về giá trị tài sản thế chấp phải có chứng nhận của phòng công chứng địa phương, nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Nơi chưa có phòng công chứng, phải có xác nhận của cơ quan chính quyền quận, huyện, thị xã.

4) Tài sản thế chấp do ngân hàng cho vay bảo quản (trừ loại tài sản dùng làm thế chấp là bất động sản), chỉ trả lại cho bên vay khi trả hết nợ và lãi ngân hàng.

Xem thêm: Tài sản đảm bảo là gì? Giải đáp thắc mắc về tài sản đảm bảo

 Yêu cầu về tài sản thế chấp ngân hàng

 Yêu cầu về tài sản thế chấp ngân hàng

 Điều 3: Tài sản dùng làm thế chấp nợ vay ngân hàng

  • Vàng lá hoặc đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương;
  • Số dư của chứng chỉ tiền gửi, các thẻ, phiếu tiết kiệm do ngân hàng phát hành;
  • Các vật dụng đắt tiền trong sinh hoạt gia đình;
  • Các bất động sản như nhà ở, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, nhà kho...

Một số quy định cụ thể

Hồ sơ và thủ tục khi thế chấp tài sản vay vốn

Điều 4: Bên vay phải giao tờ cam kết thế chấp và các giấy tờ (bản chính) chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình cho cơ quan ngân hàng.

Đơn xin vay cùng các loại tài sản đưa vào thế chấp phải lập thành hồ sơ gồm một bản chính và bản sao. Ngân hàng giữ lại bản chính, bên vay giữ bản sao. Trong hồ sơ có ghi rõ số lượng, tên giá trị tài sản còn lại, có đầy đủ các chữ ký đương sự. Bên vay vốn đưa hồ sơ đến phòng trước bạ để đăng ký "tài sản đã thế chấp" rồi nộp cho Ngân hàng để nhận vốn vay.

Điều 5: Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (từ 2 người trở lên), trong hồ sơ thế chấp phải có đầy đủ chữ ký của những người đồng sở hữu.

Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của một tổ chức kinh tế tập thể hoặc liên doanh, phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đại biểu các thành viên đính kèm vào hồ sơ thế chấp.

Tài sản thế chấp của người đứng ra bảo lãnh cho bên vay, hồ sơ phải có chữ ký và cam kết của người bảo lãnh cùng với chữ ký của bên vay.

Xem thêm: Quy trình cho vay thế chấp tài sản tại các ngân hàng hiện nay

Hồ sơ và thủ tục khi thế chấp tài sản vay vốn

Hồ sơ và thủ tục khi thế chấp tài sản vay vốn

Điều 6: Trách nhiệm của ngân hàng

Khi tiếp nhận các tài sản thế chấp, Ngân hàng phải kiểm tra hoặc tổ chức việc xét nghiệm chất lượng (nếu cần) kiểm đủ số lượng, có đối chiếu với tình trạng đã ghi trong hồ sơ thế chấp từng loại tài sản.

Các chi phí có liên quan đến việc xét nghiệm do bên vay phải chịu.

Đối với các tài sản thế chấp mà bên vay vẫn được sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản như nhà ở, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, nhà kho, các loại phương tiện giao thông, Ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương của bên vay vốn (phường, xã...) và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết về các tài sản thế chấp đó để phối hợp kiểm tra, theo dõi việc bảo quản và sử dụng tài sản của bên vay. Nếu phát hiện bên vay vi phạm, phải có biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời.

Điều 7: Trách nhiệm của bên vay

1) Cùng ngân hàng chứng kiến việc kiểm tra, xét nghiệm, kiểm kê số lượng, chất lượng... và tự tay niêm phong (nếu là vàng bạc, tư trang) để đưa vào kho ngân hàng bảo quản;

2) Bảo quản chu đáo tài sản thế chấp được lưu giữ và sử dụng, nếu có hư hỏng phải sửa chữa;

3) Chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng và chính quyền địa phương trong thời gian tài sản đưa vào thế chấp;

4) Không được phép bán, cầm cố, chuyển nhượng, trao đổi các tài sản đã thế chấp với ngân hàng.

Điều 8: Thanh lý, xử lý tài sản thế chấp

1) Trường hợp bên vay tiền đã trả nợ sòng phẳng, ngân hàng phải giao lại cho bên vay toàn bộ các hồ sơ giấy tờ đã nhận cũng như các tài sản đã thế chấp theo đúng như khi nhận; Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường; Nếu có trường hợp tranh chấp phải cùng bên vay thỏa thuận giải quyết. Trường hợp không thỏa thuận được, bên vay có quyền đề nghị cơ quan pháp luật xét xử.

2) Trường hợp bên vay không trả được nợ, Ngân hàng làm văn bản kèm theo hợp đồng tín dụng và hồ sơ thế chấp đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tài sản thế chấp do thu hồi nợ.

3) Số tiền thu được do đấu giá tài sản thế chấp được xử lý theo thứ tự ưu tiên:

a) Thanh toán nợ vay (cả gốc + lãi) cho ngân hàng;

b) Thanh toán các chi phí, thủ tục tố tụng trong quá trình đấu giá tài sản;

c) Các chi phí khác phát sinh trong khi đấu giá tài sản;

d) Trả lại cho chủ sở hữu tài sản thế chấp hoặc đưa vào ngân sách Nhà nước (nếu chủ nhân mất tích);

đ) Nếu số tiền thu được không đủ trang trải các khoản trên thì ngân hàng phải làm thủ tục khởi tố.

Điều khoản thi hành

Điều 9: Tổng Giám đốc ngân hàng chuyên doanh căn cứ các điều quy định trên đây ra văn bản hướng dẫn cụ thể cho ngân hàng cơ sở và các bên vay vốn thực hiện.

Trên đây là toàn bộ luật quy định, thủ tục vay thế chấp ngân hàng do ngân hàng nhà nước ban hành. Hi vọng rằng bài viết sẽ bổ sung thêm cho bạn kiến thức pháp lý về hoạt động vay vốn rất phổ biến này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *