Chuyện gì xảy ra khi bạn mua đồ trả góp rồi biến mất?
Mục lục [Ẩn]
Vay trả góp là hình thức vay tiền mà khách hàng sẽ được vay và phải trả lãi cũng như nợ gốc theo các kỳ hạn, số tiền trả trong mỗi kỳ là như nhau.
Nhu cầu vay mua trả góp hiện nay
Mua hàng trả góp là một hình thức vay tín chấp, người mua chỉ cần thanh toán một phần giá trị của tài sản, phần còn lại sẽ được trả theo tháng, bao gồm cả lãi suất. Nếu như trước đây, hình thức này chỉ được sử dụng khi mua những tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa, xe cộ… thì giờ đây, ngày càng nhiều người vay mua trả góp với những đồ vật có giá trị nhỏ hơn, từ mỹ phẩm, điện thoại đến đồ công nghệ, đồ điện tử… Và do thế, hình thức tiêu dùng này đang ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.
Chỉ với một số tiền nhỏ (thường là khoảng 10 - 30% số tiền của tài sản, tùy loại mặt hàng khác nhau), ít giấy tờ, không cần chứng minh tài chính, người mua vẫn có thể sở hữu món đồ mình muốn. Đơn cử, bạn chỉ cần bỏ ra 1 – 2 triệu đồng để sở hữu 1 chiếc điện thoại, 4 – 5 triệu đồng để có ngay chiếc laptop mà không cần phải tích cóp đủ tiền.
Thế nhưng, điều này cũng tạo những kẽ hở cho các kẻ gian trục lợi, kiếm lời từ các chính sách này bằng cách mua trả góp rồi mất tích.
Mua hàng trả góp rồi bán lại kiếm lời
Thủ tục mau lẹ, dễ dàng, lãi suất thấp, mua trả góp đã thu hút nhiều khách hàng tham gia. Nhưng, không ít khách hàng đã mất tích sau khi mua hàng, còn sản phẩm sau khi được mua có thể “biến mất” theo chủ mới, hoặc được bán lại cho những cửa hàng điện máy với giá rẻ hơn máy gốc. Những chiếc máy trả góp này rất được hoan nghênh vì còn nguyên “zin”, có khi chưa đập hộp và vẫn được hưởng chế độ bảo hành.
Có thể mua trả góp dễ dàng các món đồ có giá trị tại các cửa hàng điện máy
“Biến mất” sau khi mua hàng trả góp sẽ bị làm sao?
Theo luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng): "Việc đơn giản hóa các thủ tục trả góp đã trở thành kẽ hở cho các khách hàng xấu thực hiện hành vi gian lận. Các công ty có thể khởi kiện những khách hàng này để thu hồi tài sản đã cho vay để mua".
Sau khi mua hàng trả góp, nhưng vì lý do nào đó mà bên mua không thể chi trả số tiền nợ cho bên bán theo đúng kỳ hạn, bên bán có quyền tố cáo, trình báo sự việc đến các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp pháp lý phù hợp theo luật hình sự 1999.
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều công ty đã không khiếu kiện khách hàng do số tiền vay nhỏ hơn số tiền để đưa vụ việc ra tòa án. Trong trường hợp này, các công ty thường lựa chọn giải pháp đưa dữ liệu của khách hàng lên trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC) và phân loại vào nhóm nợ xấu. Khi bị nợ xấu, khách hàng xem như sẽ bị “cấm cửa” khỏi các khoản vay từ các kênh chính thống trong tương lai.
Trong trường hợp công ty tín dụng khởi kiện khách hàng, khách hàng đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 139 hoặc 140 của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Thực tế cho thấy đã có nhiều đối tượng bị truy tố hình sự và bị khép vào tội danh lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì hành vi này, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, dù có bị khiếu kiện hay không, khách hàng vẫn sẽ là bên “mất” về lâu dài nếu như không hoàn lại đủ số tiền đã mua hàng trả góp. Để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra, trước khi quyết định mua các sản phẩm với hình thức trả góp, bạn hãy cân nhắc kỹ càng về khả năng chi trả của bản thân, đưa ra quyết định hợp lý và thanh toán tiền đúng kỳ hạn.
Trách nhiệm hình sự khi vay trả góp
Pháp luật hiện tại chưa có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vay trả góp, vì vậy trường hợp vay trả góp mà không trả nợ sẽ được pháp luật về dân sự điều chỉnh.
Hợp đồng trả góp giữa bạn và tổ chức cho vay được coi là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và có lãi theo quy định tại điều 471 BLDS 2005 về hợp đồng vay tài sản:
"Hợp đồng vay tài sản là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại, theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".
Vậy thì vay trả góp không trả có sao không? Cũng trong bộ luật dân sự 2005 có cho biết:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
- Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Vì vậy trong trường hợp bạn vay trả góp không trả được nợ cho bên cho vay, thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang cư trú để giải quyết hợp đồng vay tiền.
Tuy nhiên mặc dù không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho việc vay trả góp không trả được nợ, nhưng nếu bạn có ý định trốn trả nợ bằng cách bỏ trốn nhằm tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tiền vay sai mục đích như đánh bạc, chơi lô đề, bạn sẽ bị quy trách nhiệm hình sự quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo điều 140, bộ luật hình sự 1999:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo luật sư Bùi Đình Ứng, hành động này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Những hành động khiến bạn bị báo xấu mua trả góp
Khi mua trả góp có những hành động sẽ khiến khách hàng bị báo xấu, cụ thể:
- Sau khi mua trả góp khách hàng chậm hoặc không thanh toán tiền vay liên tục vài tháng trở lên, hoặc không thanh toán khoản nợ trong thẻ tín dụng.
- Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sản thế chấp gán nợ bị gán nợ, bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác
Vì vậy khi bị báo xấu và không được tiếp tục mua trả góp mà khách hàng chưa biết lý do thì khách hàng nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng của mình có gì không tốt hay không.
Các cách xử lý khi vay trả góp không trả được nợ
Cách tốt nhất khi gặp phải tình trạng mất khả năng trả nợ là khách hàng có thể thỏa thuận với bên cho vay, để giảm thiệt hại tối đa về bản thân, vì sau cùng, bạn sẽ vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc sẽ bị gây khó dễ trong cuộc sống, bạn có thể sử dụng các cách sau để tiến hành tìm cách trả nợ:
- Thỏa thuận lại thời gian gia hạn nợ với bên cho vay, cùng với đó là xin giảm lãi suất. Bạn vẫn có thể bị kiện khi không đạt thỏa thuận, tuy nhiên phần lãi suất của hợp đồng cho vay trả góp lúc này bắt buộc phải nằm trong khoảng 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố. Nếu không, phần tiền lãi bị quá sẽ được trả vào phần nợ của bạn.
- Thỏa thuận với bên cho vay cho phép bạn có thể trả nợ bằng hiện vật nếu bạn không thể trả nợ bằng tiền mặt.
Lời khuyên tránh tình trạng không trả được nợ trả góp
Để tránh tình trạng không trả được nợ trả góp, bạn cần chú ý:
- Trước khi vay mua trả góp bạn nên cân nhắc mức thu nhập, lãi suất và tổng số tiền bạn phải trả hàng tháng là bao nhiêu. Sau khi ấn định được số tiền phải trả bạn nên cân đối chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
- Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.
- Đặc biệt những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nên trả hết nợ và đừng bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.
Xem thêm: Các gói vay trả góp lãi suất thấp nhất mà bạn nên tham khảo
Như vậy, khi mua trả góp mà các khách hàng có ý định không thanh toán khoản nợ đã vay, dù có bị khiếu kiện hay không, thì khách hàng vẫn sẽ là bên “thiệt thòi” về lâu dài nếu như không hoàn lại đủ số tiền đã mua hàng trả góp. Để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra, trước khi quyết định mua các sản phẩm với hình thức trả góp, bạn hãy cân nhắc kỹ càng về khả năng chi trả của bản thân, đưa ra quyết định hợp lý và thanh toán tiền đúng kỳ hạn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất