avatart

khach

icon

Có tiền nhàn rỗi nên đầu tư hay gửi tiết kiệm trong năm nay?

Tài chính cá nhân

- 20/09/2019

0

Tài chính cá nhân

20/09/2019

0

Để khoản tiền nhàn rỗi mang lại hiệu quả tốt nhất bạn hãy đọc ngay những thông tin bổ ích sau đây trước khi quyết định nên đầu tư hay gửi tiết kiệm.

Mục lục [Ẩn]

Đầu tư sinh lời cao nhưng rủi ro lớn, gửi tiết kiệm sinh lời thấp nhưng an toàn

Đầu tư tiền nhàn rỗi được hiểu đơn giản là bạn bỏ tiền để sở hữu một tài sản với kỳ vọng thu được lợi nhuận trong một khoản thời gian, thường là dài hạn. Thông thường, muốn đầu tư bạn phải có số vốn đủ lớn và xác định đầu tư trong thời gian dài, ít nhất là từ 1-2 năm trở lên.

Chính vì đầu tư là sự kỳ vọng vào tương lai mà tương lai là thứ không thể lường trước được nên đầu tư luôn gắn liền với rủi ro. Tùy từng cách thức đầu tư mà mức độ rủi ro khác nhau, kênh đầu tư nào càng có khả năng sinh lời càng cao thì tỷ lệ rủi ro càng lớn và ngược lại. Ví dụ với kênh đầu tư bất sản bạn có thể thu về mức lợi nhuận 10%-15%/năm nhưng cũng có thể phải chịu lỗ 30%/năm.

Mục đích chính của đầu tư là sinh lời trong thời gian dài.

Gửi tiết kiệm là kênh đơn giản và dễ nhất dành cho tất cả mọi người, chỉ cần có số tiền nhỏ từ 1 triệu trở lên là bạn có thể mở sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Được đánh giá là một trong những hình thức an toàn nhất nhất hiện nay nên lãi suất gửi tiết kiệm khá thấp. Với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất 1-2%, lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng lãi suất khoảng 4-5%, lãi suất kỳ hạn 6-12 tháng lãi suất khoảng 6-7,5%, kỳ hạn dài hơn là 24/36 tháng lãi suất lên tới 8,6% khi gửi số tiền lớn.

Lãi suất gửi tiết kiệm thấp và ổn định trong thời gian dài nên chịu ảnh hưởng khá lớn vào tỷ lệ lạm phát, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì gần như số tiền gửi tiết kiệm chỉ giữ nguyên và giảm đi sức mua theo thị trường.

Mục đích chính của gửi tiết kiệm ngân hàng là tiết kiệm tiền cho tương lai.

Vậy nên gửi tiết kiệm hay đầu tư?

Để đưa ra quyết định phù hợp bạn nên phân tích số tiền nhàn rỗi bạn hiện có, mục đích sử dụng tiền trong tương lai và kế hoạch tương lai của bạn là gì?

Tính toán số tiền bạn có: Nếu bạn khoản tiền nhàn rỗi đủ lớn bạn nên chia thành hai phần, một là để gửi tiết kiệm chiếm khoảng 30%, còn lại 70% bạn nên đầu tư để gia tăng tài sản nhanh chóng. Nhưng số tiền nhàn rỗi nhỏ thì bạn nên ưu tiên gửi tiết kiệm để dự phòng cho tương lai trước khi đầu tư bởi vì đảm bảo cho tương lai là điều quan trọng nhất.

Mục đích sử dụng: Bạn đã có kế hoạch sử dụng khoản tiền nhàn rỗi chưa, sử dụng vào mục đích nào và sử dụng trong thời điểm nào. Nếu bạn có mục đích tăng trưởng tài sản lớn trong tương lai và chưa cần dùng số tiền đó trong thời gian ngắn thì đầu tư là lựa chọn hay giúp bạn linh hoạt sử dụng nguồn vốn. Với khoản lợi nhuận thu về bạn có thể hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của lạm phát. Nhưng bạn có khả năng sử dụng khoản tiền đó trong thời gian ngắn hoặc những sự cố bất ngờ thì nên gửi tiết kiệm để đảm bảo khả năng cân đối tài chính. Bạn có thể chia số tiền tiết kiệm nhiều hơn một gói gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau để đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất.

Bạn thích an toàn hay mạo hiểm: Mỗi người có kinh nghiệm và sở thích khác nhau nên sẽ chọn hình thức nào phù hợp với chính họ nhất. Bạn thích an toàn và bảo toàn nguồn vốn thì gửi tiết kiệm là lựa chọn tối ưu, ngược lại bạn thích mạo hiểm và thức sức với lĩnh vực mới để mang lại lợi nhuận cao thì đầu tư là lựa chọn hấp dẫn hơn cả.

Có cách nào vừa tiết kiệm tiền vừa đầu tư sinh lời hiệu quả?

Tiết kiệm tiền để dự phòng rủi ro cho tương lai bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án được ưu tiên hàng đầu của mỗi cá nhân nhưng nhiều người vẫn muốn số tiền vẫn có khả năng sinh lời tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, các công ty bảo hiểm triển khai các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị với số phí và quyền lợi bảo hiểm được tách thành hai phần là phần bảo hiểm và phần đầu tư.

Theo đó, số phí vào phần bảo hiểm được đóng duy trì đều đặn hàng kỳ và bạn hoàn toàn an tâm với kế hoạch dự phòng tài chính trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Số phí đóng vào phần đầu tư được chủ động chọn quỹ đầu tư với khả năng sinh lời và tỷ lệ rủi ro tương ứng. Bạn có thể đầu tư theo điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng tiền trong tương lai. Vậy không có lý do gì bạn từ chối tham gia một sản phẩm bảo hiểm thỏa mãn hai nhu cầu với cùng một khoản tiền tích lũy.

=> Tham khảo ngay sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife để gia tăng thu nhập hiệu quả, đồng thời bảo vệ cả gia đình bạn trước những biến cố bất ngờ.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *