avatart

khach

icon

Chỉ báo MFI là gì? Cách sử dụng chỉ báo MFI trong giao dịch chứng khoán

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Chỉ báo MFI là một trong những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chứng khoán bằng việc áp dụng khối lượng giao dịch trong việc tính toán. Vậy MFI là gì? Cách sử dụng chỉ báo này như nào?

Mục lục [Ẩn]

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thể hiện sức mạnh của dòng tiền của một cổ phiếu trong một giai đoạn (theo ngày, tuần, tháng … thông thường tính toán theo giá trị 14 giai đoạn). MFI có thể hiểu rằng cổ phiếu được phân tích có đang thực sự còn hấp dẫn hay không.

Cách tính toán MFI

Công thức tổng quát: MFI = 100 – 100/(1+MR)

Trong đó:

  • Tỷ lệ dòng tiền (Money Flow Ratio - MR) = Dòng tiền dương (14 giai đoạn)/Dòng tiền âm (14 giai đoạn)

+  Dòng tiên dương là tổng giá điển hình mà có mức giá cao hơn giai đoạn trước

+  Dòng tiền âm là tổng giá điển hình mà có mức giá thấp hơn giai đoạn trước

+  Nếu mức giá không thay đổi sẽ lược bỏ

  • Giá điển hình (Typical Price - TP) = (Giá cao + giá thấp + giá đóng cửa)/3
  • Dòng tiền (Money Flow - MF) = TP * Khối lượng trong giai đoạn tính toán

Theo công thức tính toán có thể thấy chỉ số này có nét tương đồng vào chỉ số RSI. Sự khác biệt nằm ở việc RSI sử dụng giá cổ phiếu làm đơn vị tính chủ yếu còn MFI sử dụng khối lượng giao dịch.

Xem thêm: Cách phân tích khối lượng giao dịch để chọn điểm mua chứng khoán chính xác

Cách mua bán chứng khoán dựa theo MFI

Sau khi tính toán giá MFI thì đường MFI sẽ thể hiện trong biểu đồ của chỉ báo này, thông thường các giá trị 80 (quá mua) và 20 (quá bán) sẽ thể hiện các điểm có thể mua vào hoặc bán ra cổ phiếu. Theo đó, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khi MFI lên mức 80 và mua khi nằm dưới vùng 20.

thebank_mfi_1581907827

Các điểm quá mua, quá bán và mức trung bình của MFI

Giống như RSI, MFI có thể dùng để áp dụng giao dịch khi  có tín hiệu phân kỳ. Cụ thể:

  • Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng tăng, đường MFI có xu hướng đi xuống dưới (phân kỳ âm) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều giảm, nhà đầu tư nên thực hiện bán ra cổ phiếu.
  • Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng giảm, đường MFI có xu hướng đi lên (phân kỳ dương) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua để bắt đáy cổ phiếu.

thebank_moneyflowindexbullishdivergence_1581907945

Hiện tượng phân kỳ theo MFI báo hiệu đảo chiều xu hướng

Trong việc sử dụng MFI, nhà đầu tư nên áp dụng thêm các chỉ báo khác như ADX, Parabolic SAR hay đường trung bình động (MA) để mang lại kết quả hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chỉ báo MFI và cách áp dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán. Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *