avatart

khach

icon

Vì sao dịch Covid-19 khiến FED giảm lãi suất, lợi suất trái phiếu sẽ thế nào trong thời kì dịch bệnh?

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp đầu năm 2020, cơ quan quản lý của nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Mục lục [Ẩn]

Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) và hoạt động điều chỉnh lãi suất ảnh hưởng ra sao?

Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) là Ngân hàng trung ương của Mỹ, đóng vai trò kiểm soát cung ứng tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ. Trong đó, FED hướng tới mục tiêu chính là ổn định giá cả (lạm phát) và việc làm.

FED điều tiết nền kinh tế thông qua thay đổi lãi suất (lãi suất này là lãi suất quỹ liên bang hay lãi suất quỹ vốn – Federal funds rate). Đây là mức lãi suất các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm tại FED. Các ngân hàng sẽ phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định tại FED và mức lãi suất này được hiểu là mức tỉ lệ các ngân hàng thực hiện vay mượn lẫn nhau số tiền tương ứng với yêu cầu dự trữ bắt buộc.

Lãi suất FED cao sẽ khiến ngân hàng tăng nền lãi suất chung để đảm bảo hoạt động bao gồm lãi suất cho vay khiến mức giá phải trả của các chủ thể trong nền kinh tế đắt đỏ hơn cho nhu cầu vốn của mình, gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Mặt lợi việc này xảy ra trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát tăng cao và cần có biện pháp kìm hãm.

Tại sao FED giảm lãi suất trước dịch Covid-19?

Khi có những sự kiện ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Cụ thể, giai đoạn đầu năm 2020 với dịch Covid-19 đang lan tỏa, FED đã phản ứng bằng biện pháp cắt giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất này giúp ổn định lại nền kinh tế khi gián tiếp tăng lượng cung tiền do mặt bằng lãi suất thấp đi, các chủ thể như doanh nghiệp có thể tìm đến nguồn vốn rẻ hơn để tăng cường cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

thebank_bloomberg_1583828542

Nhà đầu tư có thể tra các thông tin liên quan Trái phiếu Chính phủ Mỹ trên Bloomberg (ảnh chụp màn hình trang Bloomberg)

Lợi suất trái phiếu sẽ ra sao với dịch Covid-19?

Khi thị trường khoán lao dốc do dịch Covid-19, trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn cổ phiếu với đặc tính ít rủi ro. Nhu cầu trái phiếu tăng cao khiến mặt bằng giá trái phiếu tăng làm giảm lợi suất kì vọng.

Lợi suất là phần thu nhập thực cho khoản đầu tư, lãi suất là phần theo lý thuyết sẽ đạt được khi đầu tư, cụ thể lãi suất trái phiếu là lãi suất coupon. Khi giá trái phiếu tăng tức cùng mức lãi suất coupon thì phần thu nhập thực nhận sẽ giảm đi hay lợi suất thấp hơn so với việc mua trái phiếu bằng mệnh giá.

Việc mua bán trái phiếu không hoàn toàn dựa trên mệnh giá mà thay đổi theo tình hình thực tế. Nếu mức lãi suất thị trường hoặc tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất trái phiếu sẽ làm giảm kì vọng vào đầu tư trái phiếu (hoặc ngược lại) khi thu nhập từ trái phiếu không bằng các hoạt động đầu tư khác hay kém hơn lạm phát. Điều này khiến người mua trái phiếu chỉ sẵn sàng mua với giá thấp hơn để có lợi suất kì vọng.

Ví dụ, trái phiếu với mệnh giá 100 USD và lãi suất coupon 10%/năm sẽ được nhận tiền lãi mỗi năm là 10 USD và nhận lại gốc 100 USD, lợi suất thực là 10/100=10%/năm. Khi mua trái phiếu với giá 95 USD thì người mua vẫn nhận đủ 10 USD lãi mỗi năm và 100 USD tiền gốc nhưng đạt lợi suất là 15/100=15%/năm do mua với giá thấp hơn 5 USD nên đạt thu nhập 15 USD.

Lưu ý, trường hợp bán giá trái phiếu dưới mệnh giá được gọi là giá chiết khấu.

Để định giá một trái phiếu, việc cần làm là điều chỉnh mức giá hiện tại theo luồng thu nhập trong tương lai (cụ thể với trái phiếu là phần lãi được trả định kỳ theo lãi suất coupon và phần gốc nhận lại cuối kỳ).

Cách tính giá trái phiếu tổng quát: P = C/(1+r) + C/(1+r)^2 + ….. C/(1+r)^n + F/(1+r)^n

Trong đó:

  • P là giá trị trái phiếu
  • C là phần lãi được nhận theo từng kỳ
  • F là mệnh giá trái phiếu
  • n là số kỳ trả lãi (trả lãi 12 tháng/lần tương ứng n=1, trả lãi 6 tháng/lần tương ứng n=2…)
  • r là lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư (hay tỷ suất chiết khấu, được hiểu là mức lãi kì vọng mà nhà đầu tư mong muốn, có thể ước lượng theo lãi suất thị trường hay tỷ lệ lạm phát ….). Lưu ý r tính theo %/năm, vì vậy trong trường hợp trái phiếu trả lãi nhiều lần trong năm, công thức cần biến đổi tương ứng.

Như vậy, có thể thấy khi lãi suất kì vọng tăng, mức giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Sự thay đổi mặt bằng lãi suất là một trong những nguyên nhân tác động tới trái phiếu.

Bạn có biết?

Hoạt động mua bán Trái phiếu Chính phủ Mỹ là nghiệp vụ FED kiểm soát lượng cung tiền với nền kinh tế. Cụ thể, hoạt động mua vào Trái phiếu Chính phủ giúp tăng lượng cung tiền và ngược lại.

Trái phiếu Chính phủ Mỹ hay Trái phiếu kho bạc Mỹ là loại trái phiếu được phát hành bởi Chỉnh phủ Mỹ (Kho bạc Mỹ). Đây là loại chứng khoán nợ bao gồm các loại chính gồm Trái phiếu kho bạc ngắn hạn (Treasury Bill hay tín phiếu kho bạc – thời hạn dưới 1 năm), Trái phiếu kho bạc trung hạn (Treasury Note – thời hạn từ 1 đến 10 năm) và Trái phiếu kho bạc dài hạn (Treasury Bond – thời hạn trên 10 năm). Trong số này, kỳ hạn 10 năm được quan tâm nhiều nhất, là thước đo tham chiếu cho các loại lãi suất khác trên thị trường.

Trái phiếu Chính phủ Mỹ có rủi ro rất thấp, thậm chí là không có rủi ro nhờ vào tiềm lực kinh tế và uy tín của Chính phủ Mỹ. Vì vậy, việc mua vào loại trái phiếu này là một giải pháp an toàn, đặc biệt được ưa thích bởi Chính phủ các quốc gia khác. Điều này gián tiếp khiến “Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới” theo cách nhiều người hay gọi. Tuy nhiên, bản chất đây là khoản vay nợ từ hoạt động mua bán trái phiếu và Mỹ hoàn toàn có khả năng chi trả lãi suất cho các trái chủ.

Tìm hiểu tại sao việc mua bán trái phiếu giống như hoạt động vay nợ tại đây

Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ được coi là mức tham chiếu cho các loại lãi suất và ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới. Vậy nên, sự thay đổi kéo theo thay đổi tỷ giá đồng USD (ảnh hưởng tới các loại hàng hóa như vàng, dầu và thị trường ngoại hối) cũng như ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn sau.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *