avatart

khach

icon

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam

Thị trường tài chính

- 12/04/2023

0

Thị trường tài chính

12/04/2023

0

Đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều chuyên gia dự đoán đại dịch sẽ khiến nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Mục lục [Ẩn]

Khủng hoảng kinh tế thế giới là sự suy giảm của các hoạt động kinh tế kéo dài và mang tính nghiêm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khi kinh tế thế giới gặp khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế từng quốc gia. Đại dịch Covid-19 đã tạo nên một mảng tối trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Thế giới đã chứng kiến khá nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử. Điển hình nhất phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 do dịch bệnh cúm lợn H1N1 nguy hiểm bùng phát tại Mỹ. Dịch bệnh này đã lan nhanh ra rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, ngân hàng, xuất khẩu.

Dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra khủng hoảng kinh tế

Kinh tế thế giới bị khủng hoảng do dịch bệnh

Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào cuối năm 2009, kinh tế Việt Nam sụt giảm, tốc độ tăng trưởng từ mức 8,48% năm 2007 xuống 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009. Giá nông sản giảm mạnh: gạo giảm đến 58%, cao su giảm 48%, cà phê giảm 24%... Lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng từ 14%/năm (năm 2007) đến 24%/năm (năm 2010). Các doanh nghiệp tuyên bố phá sản, tự giác đóng cửa tăng 21,8%. Doanh số bán lẻ, tiêu dùng năm 2011 chỉ tăng 4%, đây được coi là mức tăng thấp nhất từ trước đến nay.

Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng ra sao dưới “bóng ma” Covid-19?

Ngày 11/3/2020 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Công bố này được đưa ra sau khi dịch đã lan rộng gần 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có cả những quốc gia kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc. Nền kinh tế toàn cầu về cơ bản đã bị suy thoái khi nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng.

Trước khi vào phần chính, cùng nhìn lại kinh tế, tỷ giá, lạm phát 2019 và những kỳ vọng trong năm 2020 để so sánh với tình hình thực tại.

"Bóng ma" Covid-19 là cơn ác mộng của nền kinh tế toàn cầu

Các ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đều phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền mặt. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nợ khối của các doanh nghiệp Mỹ đã chiếm đến 75% GDP toàn quốc.

Hãng tin Kyodo cho hay: Kinh tế Nhật Bản bị giáng đòn mạnh do lượng khách du lịch giảm hẳn từ lệnh cấm du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc. Tính đến ngày 6/3, hơn 50% doanh nghiệp Đức đã xác nhận sụt giảm doanh thu trước những tác động của dịch Covid-19. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc cũng giảm xuống chỉ còn 6%, thấp nhất trong 27 năm qua. Doanh thu các công ty, doanh nghiệp sụt giảm, hàng trăm triệu người bị giảm lương, mất việc. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng đến 24,7 triệu người vì dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng nhận định đại dịch có thể khiến kinh tế thế giới bị suy giảm đến 0,5 điểm phần trăm trong năm 2020.

Việt Nam là đối tác phát triển của rất nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì thế, khi kinh tế thế giới bị sụt giảm cũng kéo theo nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực.

Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt

Sụt giảm đầu tư thương mại

Theo Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực. CPI tháng 02/2020 đã giảm xuống 0,17% so với tháng trước; Vốn FDI thực hiện giảm 5%, vốn FDI đăng ký mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tìm hiểu về Chỉ số VIX - Thước đo sự sợ hãi trong thời kỳ khủng hoảng để đánh giá sự sợ hãi của các nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng.

Khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt

Nhiều chỉ số kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm mạnh do dịch Covid-19

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

Theo số liệu do Văn phòng Bộ LĐTBXH cung cấp trong tháng 2 đã có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Hai tuần đầu tháng 3 đã có trên 15% doanh nghiệp thực hiện chính sách cắt giảm quy mô sản xuất. Trong tháng 2, toàn quốc có hơn 47.000 người nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng lao động thất nghiệp nhiều nhất tập trung ở ngành may mặc, giày da, du lịch... 

Các khối ngành dịch vụ, xuất khẩu lao đao

Lượng khách quốc tế tăng 4,8%, đây là mức tăng thấp nhất trong 4 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 2 năm ngoái tăng 5,4% và 5,91%, gây ra lạm phát ở mức thấp. Bất động sản đóng băng, ngành du lịch, hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giảm đến 35,8% lượng khách so với cùng kỳ. Về công nghiệp, 2 tháng đầu năm chỉ số sản xuất toàn ngành chỉ tăng 6,2%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ của các năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm 4,3%, thủy sản giảm 15,9%, chăn nuôi giảm 9,6%.

Nhưng vẫn có một số lĩnh vực ổn định

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2020 và tháng 2/2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô vẫn được giữ vững. Giá nhiều nhóm mặt hàng cơ bản đã được kiểm soát, nhiều ngành công nghiệp vẫn duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá. Điển hình như ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4%. Trong hai tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ đã tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, vật tư y tế, dịch vụ giao hàng tăng mạnh trước nỗi lo lây nhiễm của virus Covid-19.

Nhìn nhận chung, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế nước ta và tập trung ở 3 phương diện là: tăng trưởng hợp tác đầu tư thương mại giảm, làm gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng và gây suy giảm mức tiêu dùng đến các ngành dịch vụ, du lịch.

Như vậy, kinh tế Việt Nam trong đợt dịch lần này tuy chịu ảnh hưởng khá lớn nhưng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát. Dù vậy, đây mới chỉ là bước đầu, trong thời gian tới, nếu dịch chưa được kiểm soát sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *