avatart

khach

icon

Chỉ số VIX - Thước đo sự sợ hãi trong thời kỳ khủng hoảng

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Khi sự khủng hoảng tăng lên, chỉ số VIX – thước đo sự sợ hãi của nhà đầu tư có thể là căn cứ để xác định liệu thị trường có ổn hay không.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu về chỉ số VIX (Cboe Volatility Index)

Chỉ số VIX (CBOE Volatility Index) là chỉ số hình thành trên Sàn giao dịch quyền chọn Chicago - CBOE (Chicago Board Options Exchange) với tham chiếu từ quyền chọn chỉ số S&P 500. Đây là chỉ số đo lường trạng thái biến động của thị trường chứng khoán, thể hiện thước đo sự sợ hãi (Fear Index và Fear Gauge), đo mức biến động dự kiến trong phạm vi 30 ngày tiếp theo.

Cách sử dụng chỉ số VIX trong giao dịch chứng khoán

Do chỉ số VIX là thước đo của sự sợ hãi của nhà đầu tư nên khi giá trị của VIX tăng đồng nghĩa thị trường có xu hướng giảm và ngược lại. Như vậy, chỉ số này sẽ có báo hiệu ngược với xu thế. Giai đoạn đi ngang (sideway), VIX thường ít biến động. Trong khi đó, khi thị trường có xu hướng rõ ràng uptrend (tăng) hay downtrend (giảm) thì VIX bắt đầu có sự dao động lớn hơn.

Các tình huống có thể xảy đến với thị trường chứng khoán theo chỉ số VIX và cách ứng phó gồm:

  • Chỉ số thị trường tăng và VIX tăng – báo hiệu nguy cơ đảo chiều giảm có thể xảy ra khi mức tăng của thị trường đang đi cùng với sợ sự hãi tăng theo. Trường hợp này có thể hiểu nhà đầu tư lo ngại thị trường sắp tạo đỉnh (ít nhất trong ngắn hạn). Vì vậy, nhà đầu tư nên xem xét bán bớt cổ phiếu.
  • Chỉ số thị trường tăng và VIX giảm – báo hiệu đà tăng có thể duy trì khi mức tăng của thị trường đi kèm với sự tự tin của nhà đầu tư (ít sợ hãi). Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
  • Chỉ số thị trường giảm và VIX tăng – báo hiệu tình trạng khủng hoảng xảy ra khi mà sự sợ hãi của nhà đầu tư đang diễn ra trong tình thế thị trường suy giảm. Nhà đầu tư nên bình tĩnh xem xét tình hình, có thể cân nhắc bán cổ phiếu sớm để tránh rủi ro.
  • Chỉ số thị trường giảm và VIX giảm – báo hiệu khả năng thị trường có thể phục hồi khi đà giảm nhưng sự sợ hãi ít đi. Nhà đầu tư lúc này có thể xem xét mua vào cổ phiếu, đây cũng có thể coi là cách tham gia bắt đáy.

Lưu ý, chỉ số VIX mang tính tương đối, nhà đầu tư nên xem xét kĩ các yếu tố khác tác động lên thị trường.

Trên thực tế, chỉ số VIX biến động rất mạnh khi thị trường gặp những cơn khủng hoảng lớn. Trong đó, ngay đầu năm 2020 là dịch Covid-19 khi chỉ số này tăng cao lên mức kỉ lục trên 80 điểm. Cách đây nhiều năm, một đợt tăng mạnh khác xảy ra vào giai đoạn 2008, 2009 khi khủng hoảng tài chính diễn ra. Thị trường cũng chứng kiến nhiều đợt chỉ số này tăng cao khác vào thời điểm khủng hoảng nợ công tại châu Âu năm 2010, khủng hoảng tài chính tại Italy hay thời điểm hậu Brexit.

Xem thêm: Thị trường con gấu (Bear Market) - Điều đáng sợ báo hiệu khủng hoảng kinh tế

thebank_vix_1584585400

Biểu đồ chỉ số VIX, trong đó các điểm tròn là các sự kiện lớn đã xảy ra với thị trường tài chính toàn cầu (Các bạn có thể xem rõ hơn tại đây)

Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta có thể quan sát chỉ số S&P 500 và Dow Jones để thấy rõ sự biến động ngược chiều của VIX. Theo đó, các điểm chấm đỏ tại hình dưới đây là hai thời kỳ chỉ số này có giai đoạn giảm cao nhất (Khủng hoảng tài chính 2008, 2009 và dịch Covid-19 năm 2020).

thebank_dow_jones_1584585496

thebank_s_p_500_1584585544

Biểu đồ chỉ số Dow Jones và S&P 500

Chỉ số VN-Index tại thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung, đặc biệt vào các giai đoạn lớn trên. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ lưỡng có thể đây là những cơ hội tham gia thị trường nếu diễn biến được cải thiện (xét theo thực tệ tại thời điểm năm 2020 nếu dịch Covid-19 được dập tắt hoàn toàn). Nhà đầu tư sẽ có cơ hội để mua vào nhiều cổ phiếu tốt với mức giá rẻ hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ tài sản của bạn trong thị trường hoảng loạn từ dịch Corona

Dù vậy, điều quan trọng cần làm là bình tĩnh quan sát, không vội vàng và ra vào thị trường đúng thời điểm. Lịch sử chỉ ra rằng các chỉ số chứng khoán sẽ tăng mạnh mẽ trở lại sau giai đoạn khủng hoảng và chỉ số báo hiệu sự sợ hãi VIX cũng giảm đi theo chu kỳ phục hồi. Đây cũng là biểu thị của một chu kỳ kinh tế với các giai đoạn tăng trưởng, đạt đỉnh, suy thoái, phục hồi và tăng trưởng trở lại.

thebank_vnindex_1584585585

Biểu đồ chỉ số VN-Index

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về chỉ số VIX và cách áp dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán. Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn sau.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *