avatart

khach

icon

Quyền lợi bảo hiểm được đảm bảo trong mọi tình huống

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 01/11/2023

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

01/11/2023

0

Dù có bất kỳ tình huống nào phát sinh, hợp đồng bảo hiểm và các quyền lợi kèm theo sẽ luôn được bảo đảm, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm tham gia.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm đặc biệt, thời gian tham gia dài nên, cần phải nghiêm túc cũng như kiên trì đến khi đáo hạn. Vì thế, một số khách hàng sẽ có những lo lắng liệu rằng trong tương lai Nếu công ty bảo hiểm giải thể, phá sản thì quyền lợi có được bảo đảm hay không? Bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ nỗi lo này để tự tin ký hợp đồng, an tâm khi tham gia. Bởi dù xảy ra các tình huống xấu ngoài ý muốn, quyền lợi của người tham gia vẫn luôn được bảo đảm và giải quyết hợp lý.

 thebank_quyenloibaohiem_1588133034Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010, nếu công ty bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, hợp đồng bảo hiểm của người tham gia ở công ty đó sẽ được giải quyết theo hai hình thức như sau:

1. Được chuyển giao sang công ty/doanh nghiệp bảo hiểm khác

Hợp đồng bảo hiểm của công ty bạn đang tham gia sẽ được công ty, doanh nghiệp bảo hiểm khác quản lý khi giải thể hoặc phá sản. Trường hợp các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm khác không tự nhận chuyển giao thì Bộ Tài chính sẽ can thiệp chỉ định. Các quyền lợi ghi trong hợp đồng vẫn giữ nguyên như ban đầu. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng không bị gián đoạn hoặc mất đi nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra sau đó.

2. Chi trả theo hạn mức của Qũy bảo vệ người được bảo hiểm

Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi: Bên cạnh các khoản vốn pháp định, vốn đăng ký kinh doanh, các công ty bảo hiểm trong quá trình hoạt động còn phải trích lập vào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Khi công ty bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, Qũy này sẽ được trích ra để chi trả cho người được bảo hiểm theo hạn mức chi trả nhất định.

 thebank_quyenloibhtnduocbaovemoitinhhuong_1588133170

Cụ thể, theo điểm 1 Điều 107 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của chính phủ, hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định:

Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:

a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;

c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;

d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;

đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.”

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm về quyền lợi của mình khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Trong cả những trường hợp xấu nhất, quyền lợi bảo hiểm vẫn luôn được duy trì ít nhất là cho đến khi đáo hạn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (3 lượt)

5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *