avatart

khach

icon

VAMC xử lý nợ xấu như thế nào?

Kiến thức vay vốn

- 30/06/2021

0

Kiến thức vay vốn

30/06/2021

0

VAMC thu mua và xử lý nợ xấu ngân hàng theo từng biện pháp được áp dụng với từng khoản nợ xấu khác nhau tại các ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu của VAMC diễn ra như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

VAMC là gì?

VAMC là tên viết tắt của công ty TNHH 1 thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc viết tắt là công ty quản lý tài sản Việt Nam, là một trong những công cụ đặc biệt của nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Các ngân hàng sẽ “chuyển giao” giá trị sổ sách nợ xấu sang VAMC. Đổi lại VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt với lãi suất cực thấp cho ngân hàng.

Theo điều 12 nghị định 53/2013 quy định công ty quản lý tài sản được thực hiện theo các hoạt động sau:

“a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;

d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được công ty quản lý tài sản thu nợ;

đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;

e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;

i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty quản lý tài sản sau khi được thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép”.

Ngoài ra công ty quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 điều này.

Bạn có thể tham khảo thêm cách xóa nợ xấu TẠI ĐÂY.

VAMC xử lý nợ xấu

VAMC xử lý nợ xấu

VAMC xử lý nợ xấu như thế nào?

Theo điều 17, 18, 19 nghị định 53/2013 quy định công ty tài sản sẽ xử lý các khoản nợ xấu như: Cơ cấu lại nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo công ty đã mua, xử lý tiền thu hồi những khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt với từng biện pháp, cụ thể như sau:

Biện pháp cơ cấu lại nợ xấu

Tại điều 17 luật này quy định biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay của công ty quản lý tài sản như sau:

“1. Công ty quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:

a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay;

b) Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường;

c) Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.

2. Ngân hàng nhà nước hướng dẫn cụ thể việc cơ cấu lại nợ của công ty quản lý tài sản quy định tại khoản 1 điều này.

3. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, công ty quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.

4. Công ty quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay”.

Xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ công ty đã mua

Theo điều 18 xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà công ty quản lý tài sản đã mua được quy định cụ thể:

“1. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà công ty quản lý tài sản đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá.

2. Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá sau đây:

a) Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;

b) Công ty quản lý tài sản bán đấu giá.

Công ty quản lý tài sản lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.

3. Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, công ty quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 điều này mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Công ty quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá.

4. Kết quả đấu giá, hợp đồng bán tài sản của công ty quản lý tài sản cho bên mua tài sản là căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính, công chứng, chứng thực, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm và chấm dứt quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của bên bảo đảm hoặc bên sở hữu tài sản.

5. Trong trường hợp công ty quản lý tài sản bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này.

6. Trình tự, thủ tục tự tổ chức bán đấu giá tài sản của công ty quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá”.

Xử lý tiền thu hồi nợ những khoản được mua bằng trái phiếu đặc biệt

Điều 19 quy định xử lý tiền thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu được công ty quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt như sau”

“1. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.

2. Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho công ty quản lý tài sản theo quy định tại điểm i khoản 1 điều 13 nghị định này, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho công ty quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.

3. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”.

Trên đây là những biện pháp xử lý nợ xấu của công ty VAMC qua từng khoản nợ cụ thể được pháp luật quy định hiện hành. Với phương thức này các khoản nợ xấu tại ngân hàng sẽ được VAMC xử lý hiệu quả. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *