avatart

khach

icon

Thư tín dụng chứng từ là gì? Tổng quan về thư tín dụng chứng từ

Thông tin ngân hàng

- 05/05/2020

0

Thông tin ngân hàng

05/05/2020

0

Hiện nay nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu về thư tín dụng chứng từ. Vậy thư tín dụng chứng từ là gì? điều kiện và khi thanh toán thư tín dụng cần đáp ứng yêu cầu nào?

Mục lục [Ẩn]

Thư tín dụng chứng từ là gì?

Thư tín dụng chứng từ (Documentary credit) là phương thức thanh toán qua ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên mua, cam kết thanh toán cho bên bán khoảng tiền nhất định theo hợp đồng trong một thời gian quy định nếu người bán xuất trình được bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong thư tín dụng (L/C).

Lưu ý: Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình và bên thụ hưởng là bên được hưởng quyền lợi từ thư tín dụng được phát hành.

Thư tín dụng chứng từ

Thư tín dụng chứng từ

Các loại thư tín dụng chứng từ

Thư tín dụng có 4 loại phổ biến hiện nay gồm:

  • Thư tín dụng có huỷ ngang (Revocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi được mở có thể bổ sung, sửa chữa hoặc hủy bỏ một cách đơn phương.
  • Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi được mở thì không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ.
  • Thư tín dụng không hủy bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại thư tín dụng khác TẠI ĐÂY.

Các bên tham gia

Những bên có thể tham gia thư tín dụng chứng từ bao gồm:

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ

Điều kiện thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ:

Thanh toán bằng L/C được áp dụng trong mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, hình thức này không quy định rõ dành riêng cho những trường hợp nào tuy nhiên cần tuân thủ những điều kiện sau:

- Theo quy định tại điều 10 Thông tư 07/2015/TT - NHNN như sau:

“1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.

3. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

- Đối với loại chứng từ cho phép người hưởng lợi ứng trước tất cả hoặc một phần tiền hàng trước khi giao hàng thì phải có biên nhận và cam kết bằng văn bản, xuất trình chứng từ trước khi L/C hết hiệu lực.

Ưu điểm của phương thức thanh toán bằng L/C:

- Ngân hàng là bên đứng ra bảo lãnh nên đảm bảo an toàn cho quá trình giao dịch, là người đứng ra bảo lãnh thanh toán tiền hàng cho người nhập khẩu. Việc này sẽ giúp hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu hơn.

Nhược điểm khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:

- L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì việc thanh toán dựa trên chứng từ, không phải dựa trên chất lượng hàng hóa. Do đó, có thể người mua sẽ gặp bất lợi khi nhận hàng không đúng với chất lượng.

- Mất nhiều thời gian ở khâu lập và kiểm tra chứng từ.

- Chi phí giao dịch với ngân hàng lớn.

- Chi phí lưu hàng, bảo quản hàng hóa tại cảng lớn nếu chứng từ sai sót và bên mua không nhận được hàng.

Thư tín dụng chứng từ góp phần khá quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh. Nếu bạn muốn tham gia bạn cần đáp ứng đủ điều kiện và nắm rõ thông tin về thư tín dụng chứng từ.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *